HTML clipboard

- Bắt đầu từ 1/5/2013, luật phòng chống tác hại của thuốc lá chính thức có hiệu lực.

>>Khói thuốc lá vẫn ngập chốn công cộng
>> Chỉ 1-2 phút hút xong điếu thuốc, phạt thế nào? 

Luật phòng chống tác hại của thuốc lá (được phê duyệt từ 18/6/2012) có hiệu lực tại thời điểm này được đánh giá là sự kiện quan trọng trong bối cảnh các bệnh nguy hiểm do thuốc lá gây ra ngày một gia tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc triển khai luật hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn do người dân chưa có ý thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá và chưa biết nhiều thông tin về luật phòng chống tác hại thuốc lá; các hãng sản xuất và phân phối thuốc lá tìm mọi cách để quảng cáo sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.

Ngoài ra, ngành y tế chưa có đơn vị thanh tra chuyên trách đảm bảo việc xử phạt diễn ra triệt để, kịp thời.

Cấm hút thuốc lá trong bệnh viện, trường học

Đó là cơ sở y tế, giáo dục, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nơi vui chơi giải trí của trẻ em, phương tiện giao thông công cộng (ôtô, máy bay, tàu điện) và cơ sở/khu vực có nguy cơ cháy nổ cao.

Ngoài ra cũng sẽ cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà tại nơi làm việc, địa điểm công cộng, các trường cao đẳng, đại học, học viện và các địa điểm công cộng.

{keywords}
Trường học là một trong những nơi bị cấm hút thuốc lá (Ảnh: C.Q)

Luật phòng chống tác hại thuốc lá có nhiều điểm đáng chú ý, được cho là bước đột phá trong việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.

Thuốc lá có tác hại khủng khiếp

Hút thuốc lá chiếm đến trên 30% trong tổng số nguyên nhân gây ra các loại ung thư ở người. Tại Việt Nam, có gần 11% tổng số ca tử vong ở nam giới là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm VN có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.

Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca vào năm 2030.

Đầu tiên là việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh. Theo quy định, từ cuối năm 2013 sản phẩm thuốc lá có cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh (50% diện tích vỏ bao) sẽ thay thế thuốc lá chỉ cảnh báo bằng chữ như hiện hành.

Đây là những hình ảnh in hậu quả nặng nề đối với sức khỏe con người do thuốc lá gây ra nhằm cảnh báo cộng đồng.

Tiếp đến là tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định hút thuốc lá nơi công cộng cũng như hoạt động quảng cáo thuốc lá.

Theo đó, hành vi sử dụng, mua hoặc bán thuốc lá khi chưa đủ 18 tuổi sẽ bị phạt từ 100 - 300 ngàn đồng, người bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi cũng sẽ bị phạt từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng.

Hành vi hút thuốc tại các địa điểm bị cấm hoặc không bỏ tàn thuốc vào đúng nơi quy định tại những địa điểm được hút thuốc lá bị phạt từ 200-500 ngàn đồng (trước đât là từ 50-100.000 đồng). vv …

Nhiều kiểu “lách luật” để quảng cáo thuốc lá

Nghiên cứu của trường ĐH Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho thấy hiện nay, các hình thức quảng cáo thuốc lá vẫn diễn ra dưới nhiều kiểu khác nhau và các cơ quan chức năng rất khó để kiểm soát các vi phạm này.

Để bán được sản phẩm, các hãng thuốc lá thường đóng gói nhỏ hơn 20 điếu, tặng quà khi mua thuốc lá hoặc khuyến mãi về giá. Ngoài ra, các tủ, hộp chứa hàng hóa để trưng bày vẫn công khai ghi nhãn hiệu các loại thuốc lá trên thị trường.

{keywords}
Những hình ảnh sắp được in trên vỏ bao thuốc lá

Một hình thức quảng cáo phổ biến khác là sử dụng đội ngũ tiếp thị tại các quán ăn, nhà hàng để kích thích sử dụng thuốc lá hoặc thiết kế nhiều sản phẩm khác nhau, trưng bày mô hình bao thuốc hoặc dùng giấy bóng kính làm vỏ tút thuốc.

Đây đều là những hành vi bị cấm trong luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Tuy diễn ra công khai và trong thời gian dài nhưng những sai phạm này thường không được xử lý do đội ngũ thanh tra không quan tâm tới luật này cũng như không biết nội dung của luật.

Trong khi đó, bản thân người hút thuốc cũng như người bán thuốc cũng không biết sự hiện diện của luật phòng chống tác hại của thuốc lá.

Đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020” để giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra.

Xử phạt kém hiệu quả vì không có thanh tra chuyên trách

Theo ông Nguyễn Tuấn Lâm, cán bộ Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá của Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam thì các nước khác trên thế giới đưa luật phòng chống tác hại của thuốc lá vào đời sống khá hiệu quả do họ tổ chức khâu thanh tra bài bản, mạnh mẽ.

Cụ thể: ở Italia, cơ quan chức năng thành lập riêng đơn vị cảnh sát chuyên trách về thanh tra y tế và phối hợp cùng bộ y tế theo dõi việc thực thi cấm hút thuốc và xử phạt vi phạm. Tại NewZealand, Bộ Y tế thành lập riêng đơn vị thanh tra về “Thực thi cấm hút thuốc”. Đơn vị này được tập huấn về việc xử phạt và được trang bị máy ảnh để ghi lại các vi phạm.

Còn tại Hồng Kông, chỉ riêng với việc xử phạt hút thuốc lá đã có tới 100 người được huy động.

Cẩm Quyên