Trong tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, 7 chiếc kiệu ở làng bún Phú Đô (Nam Từ Liêm, Hà Nội) phút chốc "bay" khắp đường làng, ngõ phố trong tiếng reo hò, vỗ tay của hàng nghìn dân làng cũng như khách thập phương xung quanh dự lễ rước kiệu chiều mùng 7 Tết âm lịch của lễ hội làng bún.

{keywords}

Lễ hội làng Phú Đô (Nam Từ Liêm, Hà Nội) được tổ chức 5 năm một lần. Trong hội làng rước kiệu là phần quan trọng và được dân làng quan tâm và ngóng chờ nhất.

{keywords}

Sự thăng hoa của các kiệu thánh (dân gian gọi là kiệu bay) khiến lễ hội thêm rộn rã, náo nhiệt. Lễ hội làng bún Phú Đô thu hút rất đông khách thập phương tham dự, bởi đây là một nét đẹp văn hóa được gìn giữ và duy trì qua nhiều thế kỷ.

{keywords}

Trong lễ trình Thánh Hoàng Làng xuân Ất Mùi 2015, cũng giống như những lần trước có 15 đoàn tham dự lễ rước. Đoàn rước ngựa đang được đưa đi quanh làng trong hội làng bún Phú Đô.

{keywords}

Những người được chọn rước kiệu là nam, nữ thanh niên của làng. Theo tục lệ, những người này phải ăn chay và tắm nước gừng trước khi tham gia rước kiệu.

{keywords}

Trong quá trình rước kiệu, chiếc kiệu lúc đi thong thả, lúc chạy ầm ầm, lúc lắc lư khiến những thanh niên rất vất vả, tuy nhiên, ai ai cũng rất háo hức và vui vẻ.

{keywords}

Chiếc kiệu Long đình được cho rằng nặng nhất khi có chiếc lư hương nặng hơn 100kg đặt lên. Đây cũng chính là chiếc kiệu quan trọng và có ý nghĩa nhất trong 7 chiếc kiệu được rước.

{keywords}

Những thanh niên làng bún nức tiếng Hà thành oằn mình rước kiệu. Kiệu nhỏ 4 người rước, kiệu lớn 8 người khi nào mệt hoặc kiệu lắc lao đi nhanh những người được phân công rước kiệu lao vào tương trợ.

{keywords}

Kiệu bà được rước trong lễ hội.

{keywords}

Chỉ những người là nữ giới mới được rước kiệu bà, sau khi kiệu xuất phát từ Đình làng thì tiến thẳng về đền Hai Bà đón 2 bà hoàng người làng Phú Đô là Nguyễn Thị An (Hoàng hậu vua Lê Anh Tông), Nguyễn Thị Phương (Nguyên phi) thời nhà Lý.

{keywords}

Lễ hội của làng bún Phú Đô được tổ chức để cầu một năm mới may mắn, sung túc và bình an cho dân làng và người dân khắp chốn. Không chỉ dân làng mà còn có hàng nghìn khách thập phương tham gia vào lễ hội này.

{keywords}

Theo quan niệm của người dân làng bún Phú Đô, trong quá trình rước kiệu người dân không được ở trên cao hơn các vị thánh, họ đứng dọc hai bên đường làng tham dự với tâm ý vui vẻ, phấn khởi.

{keywords}

Lễ hội được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội. Phú Đô là làng nghề làm bún truyền thống nên phần lễ là dâng cúng sản phẩm đặc trưng của làng. Những gánh bún trắng tinh được dâng lên trời đất cùng với các sản phẩm nông nghiệp khác: lợn, gà, xôi…

{keywords}

Phần hội diễn ra vui vẻ náo nhiệt với lễ rước kiệu Đức Thánh Cả, Đức Ông và Hai Bà (dân làng thờ Đức tổ nghề làm bún Hồ Nguyên Thơ, hai bà: Bà An và Bà Phương). Lễ rước được tiến hành từ đình làng xuống Quán của làng, Cầu Đôi và sau đó rước các ngài về Đình làng.

{keywords}

Hàng nghìn người dân tham gia rước kiệu, đâu đâu cũng thấy không khí náo nhiệt rộn rã. Lễ rước bắt đầu từ sáng sớm đến đêm cùng ngày.

{keywords}

Phú Đô là làng nghề làm bún truyền thống nên người dân dâng cúng sản phẩm đặc trưng của làng-những mâm bún trắng tinh khiết…

{keywords}

Theo ngọc phả, đình Phú Đô thờ các vị thành hoàng gồm Lý Thiên Bảo (tức Đức Thánh Cả, anh trai của Lý Nam Đế), Đinh Dự và Mãn Đường Hoa (Tổ sư nghề ca trù), 2 bà hoàng người làng Phú Đô là Nguyễn Thị An (Hoàng hậu vua Lê Anh Tông), Nguyễn Thị Phương (Nguyên phi), Hồ Nguyên Thơ (Tổ nghề bún).

{keywords}

Để tỏ lòng biết ơn công lao các vị thành hoàng, cứ 5 năm làng Phú Đô lại tổ chức rước Thánh một lần (từ mùng 8 đến mùng 9 Tết). Lễ rước lớn được tiến hành từ đình làng xuống bãi Tế Yến, đền Hai Bà Hoàng, đền Cầu Đôi…

{keywords}

Chiều 25/2 tức mùng 7 Tết Âm lịch dân làng tiến hành lễ rước thử. Sáng ngày 8 tháng Giêng chính thức bắt đầu diễn ra lễ rước kiệu đến đêm cùng ngày. Lễ rước lớn được tiến hành từ đình làng xuống bãi Tế Yến, đền Hai Bà Hoàng, đền Cầu Đôi…

(Theo Lao động)