Trong lịch sử Trung Quốc gần 2000 năm qua, Tào Tháo là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất. Hình tượng về nhân vật này hầu hết được khắc họa phản diện trong tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung. Theo sử sách ghi chép lại, Tào Tháo sinh năm 155 và mất năm 220, tự là Mạnh Đức. Ông được người đời coi là kẻ gian hùng, dối trá, vô liêm sỷ, bất nhân, bất nghĩa.
Nhưng thực tế lại cho thấy, ông thực sự là một nhà quân sự, chính trị kiệt xuất bậc nhất thời Đông Hán. Là người lập nên chính quyền Ngụy Quốc trong thế chân vạc với Ngô Quốc (Tôn Quyền đứng đầu) và Thục Quốc (Lưu Bị đứng đầu). Trải qua thời gian dài của lịch sử, với những lời nói của Tào Tháo được ghi chép lại, đã cho thấy một con người tài năng lỗi lạc, những câu nói ấy, vẫn còn giá trị đến ngày nay khiến người chơi phải suy ngẫm.
Nghe giai thoại rằng Tào Tháo hỏi Tư Mã Ý:
"Tại sao lòng bàn chân trắng hơn mặt và tay?"
Tư Mã Ý nghĩ hoài không biết trả lời làm sao. Tháo liền bảo:
"Vì lòng bàn chân nó biết giấu mặt."
Lòng bàn chân ai cũng có phần lõm vào, có thể giấu được cái gì đó. Vậy nên ở đời đừng để người ta nhìn rõ hết ruột gan. Ám chỉ Tào Tháo biết Ý có lòng riêng nên cảnh cáo.
Tào Tháo thà làm một kẻ gian hùng để thực hiện hoài bão còn hơn làm anh hùng để rồi bị hại chết
“Người đời đều nói ta là gian hùng nhưng không làm được gì một kẻ gian hùng như ta, các ngươi tự khoe mình là quân tử nhưng đều thua trong tay một kẻ gian hùng như ta. Nếu cái giá của việc làm quân tử là bị lăng nhục, bị giẫm đạp, bị tiêu diệt, thậm chí là bị giết thì ta làm một kẻ gian hùng có thể thực hiện được hoài bão của mình.”
“Từ trước tới nay gian xảo như trung hiền, trá ngụy tựa chân thật, trung nghĩa và gian ác đều không thể nhìn thấy được dựa trên biểu hiện bên ngoài. Có thể trước nay các ngươi đã nhìn nhầm Tào Tháo ta bây giờ lại nhìn nhầm nhưng ta vẫn là ta. Trước đây ta vốn không sợ người khác nhìn lầm ta.”