- Một khảo sát mới đây phát hiện khoảng cách khá lớn về thu nhập giữa những người có bằng đại học thuộc các ngành nghề khác nhau.
Sử dụng dữ liệu từ các điều tra của chính phủ Mỹ, báo cáo của Trung tâm Giáo dục và Lao động của Đại học Georgetown University có tên: “Giá trị kinh tế của các chuyên ngành đại học” công bố ngày 24/5, xem xét 171 chuyên ngành khác nhau tại các trường đại học Mỹ và phát hiện, chênh lệch về thu nhập tiềm năng giữa các ngành học có thể lên đến hơn 300%.
Tờ tạp chí TIME liệt kê 10 ngành học có triển vọng thu nhập cao nhất và 10 ngành thấp nhất tại Mỹ.
Dưới đây là 10 ngành có thu nhập thấp nhất.
1. Ngành tư vấn và tâm lý
Thu nhập trung bình năm: 29.000 USD
Trong khi những người học ngành tâm lý có thu nhập thấp nhất trong 171 ngành được khảo sát, thì vẫn có những cơ hội tốt trong lĩnh vực này. Theo báo cáo, người học tâm lý có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội nhất trong ngành tư vấn cho học sinh sinh viên, một lĩnh vực gần như không có thất nghiệp tại Mỹ. Nhưng tin xấu đối với những ai đam mê tâm lý xã hội là lĩnh vực này lại đang xếp hàng cao nhất về tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ: 16%.
2. Ngành giáo dục nầm non
Thu nhập trung bình năm: 36.000 USD
Thật không may, báo cáo của ĐH Georgtown chỉ ra, những phân biệt chủng tộc và giới tính vẫn tồn tại trong hầu hết các ngành nghề ở Mỹ, đặc biệt trong các ngành thường do phụ nữ đảm nhận như giáo dục mầm non.
3. Ngành thần học và tôn giáo
Thu nhập trung bình năm: 38.000 USD
Những người lựa chọn đi theo con đường này rõ ràng muốn tìm kiếm thứ gì đó khác hơn là những phần thưởng vật chất. Họ thường nghiên cứu về Chúa và mối quan hệ giữa con người và thần thánh cũng như nghiên cứu kinh thánh, tư vấn mục vụ, nghiên cứu truyền giáo và âm nhạc tôn giáo.
4. Ngành dịch vụ nhân sinh và tổ chức cộng đồng
Thu nhập trung bình năm: 38.0000 USD
Lương bổng có thể khá thấp, nhưng ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn những công việc này, bởi bên cạnh những nhiệm vụ phải làm, họ còn nhận được những thứ nhiều hơn thế. Một số tận dụng được các chương trình miễn nợ cho sinh viên và khơi dậy văn hóa dịch vụ dân sinh vốn được ủng hộ bởi một tổng thống từng là người tổ chức cộng đồng.
5. Ngành công tác xã hội
Thu nhập trung bình năm: 39.000 USD
Dù những người học ngành công tác xã hội ở gần đáy của bảng xếp hạng về thu nhập, nhưng báo cáo của ĐH Georgetown phát hiện, nếu có bằng sau đại học, lương của ngành này cũng không tồi. Người có bằng sau đại học trong các ngành khoa học xã hội, bao gồm cả công tác xã hội, sẽ tăng thêm thu nhập lên khoảng 134% hoặc hơn.
6. Ngành kịch và nghệ thuật sân khấu
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Trong khi diễn viên trong các phim bom tấn kiếm bộn, thì những người còn lại học kịch và nghệ thuật sân khấu lại có thu nhập kém hơn rất nhiều. Thu nhập thấp ở đây có lẽ do thực tế có quá ít người trong ngành này thực sự thành công.
7. Ngành nghệ thuật trường quay (Studio Arts)
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Thật không vui cho những người học ngành nghệ thuật trường quay, báo cáo của ĐH Georgetown nhận thấy, ngay cả khi đã có bằng sau đại học họ cũng chỉ tăng thêm được chút ít thu nhập. Theo báo cáo, những người học ngành này khi có bằng sau đại học cũng chỉ nâng thêm 3% thu nhập.
8. Khoa học và dịch vụ khắc phục tật giao tiếp
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Sinh viên chuyên ngành khoa học và dịch vụ khắc phục tật sẽ làm việc với những người gặp khó khăn trong xử lý âm thanh, tật phát âm và rối loạn nhận thức và các rối loạn thể chất khác ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng ngôn ngữ của người đó. Họ thường chăm sóc bệnh nhân mắc các hội chức chứng Tourette và Asperger.
9. Ngành nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật biểu diễn
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Với ba ngành nghệ thuật phổ biến xuất hiện trong danh sách này, có lẽ hình ảnh “người nghệ sĩ già khốn khổ” vẫn còn ám ảnh đâu đây. Nhưng, có lẽ nghệ sĩ không hoạt động vì tiền, đúng không?
10. Ngành thiết kế các chương trình y tế và y tế dự phòng
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Những chương trình này, thường được mở bởi các trường cao đẳng cộng đồng hay các trường dạy nghề, dạy học viên cách nâng cao tay nghề ngành y học mà không cần phải mất nhiều năm học tại trường và vẫn có chuyên môn cần thiết để trở thành bác sĩ – dĩ nhiên, với ít chi phí hơn.
Sử dụng dữ liệu từ các điều tra của chính phủ Mỹ, báo cáo của Trung tâm Giáo dục và Lao động của Đại học Georgetown University có tên: “Giá trị kinh tế của các chuyên ngành đại học” công bố ngày 24/5, xem xét 171 chuyên ngành khác nhau tại các trường đại học Mỹ và phát hiện, chênh lệch về thu nhập tiềm năng giữa các ngành học có thể lên đến hơn 300%.
Tờ tạp chí TIME liệt kê 10 ngành học có triển vọng thu nhập cao nhất và 10 ngành thấp nhất tại Mỹ.
Dưới đây là 10 ngành có thu nhập thấp nhất.
1. Ngành tư vấn và tâm lý
Thu nhập trung bình năm: 29.000 USD
Trong khi những người học ngành tâm lý có thu nhập thấp nhất trong 171 ngành được khảo sát, thì vẫn có những cơ hội tốt trong lĩnh vực này. Theo báo cáo, người học tâm lý có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội nhất trong ngành tư vấn cho học sinh sinh viên, một lĩnh vực gần như không có thất nghiệp tại Mỹ. Nhưng tin xấu đối với những ai đam mê tâm lý xã hội là lĩnh vực này lại đang xếp hàng cao nhất về tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ: 16%.
2. Ngành giáo dục nầm non
Thu nhập trung bình năm: 36.000 USD
|
Thật không may, báo cáo của ĐH Georgtown chỉ ra, những phân biệt chủng tộc và giới tính vẫn tồn tại trong hầu hết các ngành nghề ở Mỹ, đặc biệt trong các ngành thường do phụ nữ đảm nhận như giáo dục mầm non.
3. Ngành thần học và tôn giáo
Thu nhập trung bình năm: 38.000 USD
Những người lựa chọn đi theo con đường này rõ ràng muốn tìm kiếm thứ gì đó khác hơn là những phần thưởng vật chất. Họ thường nghiên cứu về Chúa và mối quan hệ giữa con người và thần thánh cũng như nghiên cứu kinh thánh, tư vấn mục vụ, nghiên cứu truyền giáo và âm nhạc tôn giáo.
4. Ngành dịch vụ nhân sinh và tổ chức cộng đồng
Thu nhập trung bình năm: 38.0000 USD
Lương bổng có thể khá thấp, nhưng ngày càng nhiều sinh viên lựa chọn những công việc này, bởi bên cạnh những nhiệm vụ phải làm, họ còn nhận được những thứ nhiều hơn thế. Một số tận dụng được các chương trình miễn nợ cho sinh viên và khơi dậy văn hóa dịch vụ dân sinh vốn được ủng hộ bởi một tổng thống từng là người tổ chức cộng đồng.
5. Ngành công tác xã hội
Thu nhập trung bình năm: 39.000 USD
|
Dù những người học ngành công tác xã hội ở gần đáy của bảng xếp hạng về thu nhập, nhưng báo cáo của ĐH Georgetown phát hiện, nếu có bằng sau đại học, lương của ngành này cũng không tồi. Người có bằng sau đại học trong các ngành khoa học xã hội, bao gồm cả công tác xã hội, sẽ tăng thêm thu nhập lên khoảng 134% hoặc hơn.
6. Ngành kịch và nghệ thuật sân khấu
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Trong khi diễn viên trong các phim bom tấn kiếm bộn, thì những người còn lại học kịch và nghệ thuật sân khấu lại có thu nhập kém hơn rất nhiều. Thu nhập thấp ở đây có lẽ do thực tế có quá ít người trong ngành này thực sự thành công.
7. Ngành nghệ thuật trường quay (Studio Arts)
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
|
Thật không vui cho những người học ngành nghệ thuật trường quay, báo cáo của ĐH Georgetown nhận thấy, ngay cả khi đã có bằng sau đại học họ cũng chỉ tăng thêm được chút ít thu nhập. Theo báo cáo, những người học ngành này khi có bằng sau đại học cũng chỉ nâng thêm 3% thu nhập.
8. Khoa học và dịch vụ khắc phục tật giao tiếp
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Sinh viên chuyên ngành khoa học và dịch vụ khắc phục tật sẽ làm việc với những người gặp khó khăn trong xử lý âm thanh, tật phát âm và rối loạn nhận thức và các rối loạn thể chất khác ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng ngôn ngữ của người đó. Họ thường chăm sóc bệnh nhân mắc các hội chức chứng Tourette và Asperger.
9. Ngành nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật biểu diễn
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Với ba ngành nghệ thuật phổ biến xuất hiện trong danh sách này, có lẽ hình ảnh “người nghệ sĩ già khốn khổ” vẫn còn ám ảnh đâu đây. Nhưng, có lẽ nghệ sĩ không hoạt động vì tiền, đúng không?
10. Ngành thiết kế các chương trình y tế và y tế dự phòng
Thu nhập trung bình năm: 40.000 USD
Những chương trình này, thường được mở bởi các trường cao đẳng cộng đồng hay các trường dạy nghề, dạy học viên cách nâng cao tay nghề ngành y học mà không cần phải mất nhiều năm học tại trường và vẫn có chuyên môn cần thiết để trở thành bác sĩ – dĩ nhiên, với ít chi phí hơn.
- Đình Ngân (theo Time)