Tạp chí Tài chính thế giới (Global Finance) xếp hạng 36 ông chủ các ngân hàng TƯ có ảnh hưởng nhất thế giới dựa trên các tiêu chí như khả năng kiểm soát lạm phát, kích thích tăng trưởng, duy trì ổn định đồng tiền và quản lý lãi suất. Dưới đây là danh sách 10 ông chủ ngân hàng trung ương “đội sổ” trong bảng xếp hạng.

Các ông chủ ngân hàng đã được chấm điểm từ A đến F và có 6 trong 36 ông chủ ngân hàng trung ương nhận được điểm A đó là Thống đống Glenn Stevens của Ngân hàng TƯ Úc, Stanley Fisher của Ngân hàng TƯ Israel, Riad Salameh của Ngân hàng TƯ Lebanon, Zeti Akhtar Aziz của Ngân hàng TƯ Malaysia, Amando Tetangco Jr của Ngân hàng TƯ Philippines và Perng Fai-Nan của Ngân hàng TƯ Đài Loan.

Dưới đây là danh sách 10 ông chủ ngân hàng trung ương “đội sổ” trong bảng xếp hạng.

Rasheed Mohammed Al Maraj, Ngân hàng Bahrain


Xếp loại năm 2011: B-

Ngân hàng Bahrain đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị. Kinh tế nước này giữ mức tăng trưởng 1,4% trong quý đầu tiên. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế năm 2008, Bahrain cũng chịu tình trạng giảm phát trong thời gian ngắn. Và một ngày nào đó Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh có thể đe dọa khả năng thực hiện các chính sách riêng của ngân hàng trung ương nước này.

Jean-Claude Trichet, Ngân hàng TƯ châu Âu


Xếp loại năm 2011: B-

Xếp loại năm 2010: A

Các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu EU ngày càng trở lên căng thẳng. Dấu hiệu đáng lo ngại rằng cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu có thể dẫn đến thảm họa kinh tế toàn cầu, đe dọa sức mạnh của đồng tiền chung euro và tăng trưởng chậm chạp trong phần lớn EU là điều tất yếu nếu không có sự trợ giúp nào. Trichet và các đồng nghiệp của ông đang phải gánh chịu lỗ hổng trong hệ thống EU nhưng có lẽ những gì họ đã làm quá ít và quá muộn.

Philipp Hildebrand, Ngân hàng Thụy Sĩ


Xếp loại năm 2011 Lớp: B-

Xếp loại năm 2010 Lớp: B-

Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ đã thất bại trong việc duy trì đồng tiền của mình và chuyển sang tích trữ đồng franc như một lựa chọn an toàn. Franc được đánh giá cao đã làm tổn hại nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Thụy Sĩ. Những rắc rối của đồng Euro gần đây đã khiến nhà đầu tư mua franc nhiều hơn.

Duvvuri Subbara, Ngân hàng Ấn Độ


Xếp loại năm 2011: B-

Xếp loại năm 2011: C

Lạm phát ở Ấn Độ vẫn ở mức cao (hơn 9%) bất chấp một thực tế là các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất. Tốc độ tăng trưởng của nước này đã chậm lại do chính sách thắt chặt ngân sách của ngân hàng trung ương nhưng Subbara và các đồng nghiệp của ông vẫn đang phải nỗ lực để kiềm chế lạm phát.

Ben Bernanke, Ngân hàng Hoa Kỳ


Xếp loại năm 2011: C

Xếp loại năm 2010: C

Các nhà phê bình đã không ngừng mổ xẻ mọi khía cạnh đối với chính sách tiền tệ của Bernanke. Chính sách nới lỏng định lượng của Hoa Kỳ nhận được nhiều sự ủng hộ cũng như gièm pha. Bernanke quyết định giữ lãi suất ở mức thấp giả tạo gần 0% trong vài năm. Những người phản đối cho rằng chính sách này có thể gây ra lạm phát phi mã.

Andras Simor, Ngân hàng Hungary


Xếp loại năm 2011: C

Xếp loại năm 2010: C

Lãi suất cao dẫn khiến việc huy động vốn ở nước này gặp khó khăn, bóp nghẹt tăng trưởng kinh tế của Hungary. Trước sự phê bình của các nhà kinh tế, ngân hàng trung ương Hungary lập luận rằng họ áp dụng mức lãi suất hiện tại không phải là không có cơ sở, lạm phát vẫn còn ở mức có thể kiểm soát.

Masaaki Shirakaw, Ngân hàng Nhật Bản


Xếp loại năm 2011: C

Xếp loại năm 2010: C

Ngân hàng Nhật Bản đang từng bước chế đồng yên. Tuy nhiên, chính sách thắt chặt chi tiêu của chính phủ có thể đe dọa tới khả năng phục hồi mong manh của Nhật Bản sau thảm họa động đất hồi tháng Ba.

Kim Choongsoo, Ngân hàng Hàn Quốc


Xếp loại năm 2011: C

Mục tiêu của Hàn Quốc là duy trì lạm phát ở mức 4% trong năm nay. Tốc độ tăng giá cả hàng hóa có thể phù hợp hoặc sẽ vượt quá mức tăng của GDP, mặc dù  năm nay là một trong những năm xuất khẩu mạnh nhất của quốc gia này. Ngân hàng trung ương nước này đã nói rằng sẽ có những biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng những việc họ làm dường như không có hiệu quả.

Abdullah bin Saud Al-Thani, Ngân hàng Qatar


Xếp loại năm 2011: C-

Ngân hàng trung ương Qatar dựa dẫm quá nhiều vào đồng USD. Với tình hình này, IMF lập luận rằng tỷ giá hiện tại là "thích hợp", đồng thời cũng kêu gọi ngân hàng trung ương Qatar nâng cao chuyên môn và hoạt động để một ngày nào đó có thể có đồng tiền riêng của mình.

Mercedes Marco del Pont, Ngân hàng Argentina


Xếp loại năm 2011: D

Xếp loại năm 2010: D

Từ đầu tháng này Moody đã có cái nhìn tiêu cực đối với ngân hàng trung ương Argentina. Cơ quan này cho rằng chính sách của ngân hàng trung ương khiến lạm phát tăng cao và chính sách lãi suất tiêu cực của nó gây nguy hiểm cho các ngân hàng khác. WSJ báo cáo rằng tỉ lệ lạm phát nước này là trên 20%.

Bích Ngọc (Theo BI)