1. Đo thời gian điện tử: Trước đây, thời gian chạy và các dữ liệu của xe đua được ghi lại bằng tay với độ chính xác tối thiểu. Tuy nhiên xe đua hiện đại có tốc độ cực cao và việc sử dụng đồng hồ bấm giờ thủ công khó cho ra kết quả chính xác. Ngày nay các giải đua đều áp dụng những công nghệ cao để đo thời gian chạy mỗi vòng cũng như tốc độ của các đua, sai số của máy móc gần như là 0%. |
2. Bộ phận HALO:Sau nhiều vụ tai nạn liên quan đến các tay đua khi thi đấu, FIA quyết định bước vào nghiên cứu và phát minh ra bộ phận bảo vệ buồng lái có tên gọi HALO. Bộ phận này giúp tăng khả năng sống sót của tay đua khi xảy ra va chạm nhưng vẫn đảm bảo được khả năng khí động học của xe. Nhiều người hâm mộ F1 không thích bộ phận này vì làm phá hỏng đi kiểu dáng của một chiếc xe F1 “đúng chuẩn". |
3. Vật liệu carbon: Trong những năm 80, các đội đua trên khắp thế giới nỗ lực tìm kiếm một vật liệu cứng, nhẹ và an toàn hơn sử dụng cho xe đua của mình. Kim loại thì quá nặng và các chất thay thế có khối lượng nhẹ thì lại quá yếu. Vật liệu carbon ra đời đã giúp cho các đội đua có thể chế tạo được những chiếc xe nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo khả năng chịu lực. Ngày nay, carbon dễ dàng được tìm thấy trên các mẫu xe thể thao cao cấp, thậm chí những chiếc xe không quá đắt tiền cũng được trang bị vật liệu này. |
4. Động cơ điện hybrid: Vào năm 2014, giải đua F1 tuyên bố những chiếc xe đua trong mùa giải năm nay bắt buộc sử động cơ hybrid V6 tăng áp kép 1.6L nhằm giảm lượng khí thải ảnh hưởng đến môi trường. Sau khi quy định này được đưa ra, các nhà sản xuất đã tìm mọi cách để biến một động cơ nhỏ bé hybrid 1.6L trở thành một con quái vật trên đường đua. |
5. Xe đua ngày càng an toàn: Trong giai đoạn đầu của đua xe thể thao, an toàn không phải là điều được quan tâm chính, tay đua chỉ được xem là một công cụ để đưa chiếc xe đến vị trí cao nhất sau mỗi chặng đua. Sau vụ tai nạn của Niki Lauda vào những năm 70 và cái chết của Senna vào những năm 90, các cơ quan quản lý trong môn đua xe thể thao đã quyết định rằng an toàn nên là ưu tiên hàng đầu. Ngày nay, mọi loại xe đua đều có một bộ dây an toàn chắc chắn và không gian ngồi được thiết kế gọn gàng. Nhờ những thay đổi này mà các vụ tai nạn trong đua xe ngày càng ít xảy ra trong khi các tay đua ngày càng tự tin và táo bạo hơn sau tay lái. |
6. Hệ thống treo chủ động: Vào những năm 1980, Lotus đã thiết kế một hệ thống treo có khả năng thay đổi độ cứng, mềm tùy theo điều kiện mặt đường, hệ thống này có tên gọi là hệ thống treo chủ động. Hệ thống treo chủ động hoạt động hoàn hảo đến mức FIA đã cấm sử dụng nó nhằm tăng tính cạnh tranh trong cuộc đua. Ngày nay, hệ thống treo chủ động có thể dễ dàng được bắt gặp trên các mẫu xe thương mại cao cấp. |
7. Lẫy sang số sau vô lăng:Bộ phận này được nghiên cứu bởi những công ty hàng đầu trong ngành đua xe như Ferrari và McLaren, phát minh này lần đầu tiên ra mắt vào năm 1990 do Ferrari phát triển. Không lâu sau đó, chiếc Ferrari F355 F1 đã trở thành chiếc xe thể thao thương mại đầu tiên được trang bị lẫy chuyển số sau vô lăng. Sự kết hợp giữa hộp số ly hợp kém và lẫy sang số sau vô lăng đã giúp cho những cuộc đua F1 trở nên tốc độ và gây cấn hơn. |
8. Hệ thống giảm lực kéo DRS: Tất cả những chiếc F1 sau này đều được trang bị hệ thống giảm lực kéo DRS (Drag Reduction System). Khi bộ phận này được kích hoạt, lực cản không khí tác động lên xe sẽ giảm xuống, từ đó chiếc xe có thể tăng tốc tốt hơn. Tay đua chỉ có thể kích hoạt DRS khi cách xe phía trước dưới 1 giây và trong khu vực cho phép sử dụng DRS. |
9. Thiết kế khí động học: Cũng giống như sự an toàn ở giai đoạn đầu của đua xe thể thao, khái niệm khí động học được rất ít người quan tâm. Những chiếc xe sản xuất thời điểm đó có thiết kế như một viên gạch, tạo ra rất nhiều lực cản không khí. Mãi cho đến đầu thập niên 80, các đội đua bắt đầu tìm hiểu về khí động học, dần dần thiết kế của xe đua ngày càng thon gọn và có thể chạy nhanh hơn nhiều lần so với trước đây. |
10. Cánh gió kép: Vào năm 2009, Ross Brawn và nhóm các kỹ sư lành nghề của anh đã vô tình phát hiện ra một lỗ hổng về quy định liên quan đến thiết kế khí động học và cánh gió của giải đua F1. Ngay lập tức, anh và những người cộng sự của mình liền triển khai thiết kế và tạo ra bộ cánh gió kép ở phía sau. Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống cánh gió mới, tay đua Jenson Button đã giành được chức vô địch cá nhân và toàn đội vào năm 2009. |
Theo Zing
Xem kỷ lục thế giới thay lốp đua xe F1 vừa được lập
Cuối tuần qua, đội Aston Martin Red Bull Racing đã phá vỡ kỉ lục thế giới về thời gian thay lốp xe đua F1 do chính mình vừa lập nên trước đó hai tuần, với thành tích mới là chưa đến 1,9 giây.