Bình thường, chi tiêu quân sự chiếm một phần lớn ngân sách quốc gia. Mỹ đứng đầu với con số hơn 711 tỷ USD. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong tổng giá trị chi tiêu của chính phủ. Các nước cũng đổ tiền vào phát triển giáo dục, dịch vụ xã hội, y tế và nhiều lĩnh vực khác.


10. Tây Ban Nha: 672,1 tỷ USD

Tây Ban Nha đang phải trải qua một thời kỳ đầy gian khó do những ảnh hưởng của cuộc khủng hoản tài chính. Nước này đã phải kêu gọi viện trợ từ EU để tránh khỏi tình trạng vỡ nợ. Bên cạnh việc cân bằng các giải pháp thắt lưng buộc bụng, nước này cũng phải tiếp tục bơm tiền vào nền kinh tế để thúc đẩy khu vực kinh doanh phát triển. Chính phủ Tây Ban Nha phải đối mặt với mức thâm hụt do doanh thu chỉ đạt 545 tỷ USD. Tổng mức thâm hụt là 127 tỷ USD.

{keywords}

9. Canada: 747,8 tỷ USD

Canada được biết đến là nền kinh tế hội nhập khá sâu rộng với quốc gia láng giềng Mỹ. Tuy nhiên, nước này cũng phải đối mặt với tình trang thâm hụt ngân sách ở mức 87,6 tỷ USD khi doanh thu chỉ đạt 660,2 tỷ USD.

{keywords}

8. Brazil: 901 tỷ USD

Brazil là quốc gia mới nổi có tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng. Nước này đã từng bước trở thành người chơi quan trọng trên thị trường thế giới.

Kho bạc nhà nước có thêm cơ hội dư giả sau khi phát hiện thêm những mỏ dầu khí dồi dào ngoài biển khơi. Brazil trở thành cái tên duy nhất trong danh sách có được thặng dư ngân sách (77,3 tỷ USD) khi doanh thu đạt 978,3 tỷ USD.

Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng đây chỉ là con số chi tiêu của chính phủ. Toàn bộ chi tiêu công vì thế sẽ lớn hơn. Việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và công tác chuẩn bị cho World Cup 2014 và Olympics 2016 có thể thúc đẩy mức chi tiêu của Brazil tăng mạnh trong những năm tới.

{keywords}

7. Italy: 1,11 ngàn tỷ USD

Italy cũnglà nước cảm nhận được sâu sắc ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính. Doanh thu quốc gia đạt 1,02 ngàn tỷ USD và đồng nghĩa mức thâm hụt gần 90 tỷ USD. Nước này đã cần đến một khoản cứu trự từ EU. Tuy nhiên, chi tiêu có thể gia tăng vào những năm tới sau khi người dân Italy nhiệt liệt ủng hộ ứng viên Beppe Grillo, người phản đối mạnh mẽ các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

{keywords}

6. Anh: 1,19 ngàn tỷ USD

Vương quốc Anh phải đối mặt với mức thâm hụt hơn 200 tỷ USD khi doanh thu chỉ đạt 986,5 tỷ USD. Anh cũng là nước đăng cai tổ chức thế vận hội Olympics 2012, và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ an ninh đã khiến mức chi tiêu quốc gia tăng vọt trong năm vừa qua.

{keywords}

5. Pháp: 1,54 ngàn tỷ USD

Doanh thu của Pháp chỉ đạt 1,39 ngàn tỷ USD, thấp hơn mức 1,54 ngàn tỷ chi tiêu chính phủ 150 tỷ USD.

Ngân sách của nước Pháp khá phức tạp khi chi tiêu của giới chức trách địa phương riêng biệt, trong khi an sinh xã hội và trợ cấp phúc lợi khác cũng là các khoản riêng.

{keywords}

4. Đức: 1,59 ngàn tỷ USD

Đức đã nổi lên và trở thành nền kinh tế giàu mạnh nhất châu Âu, đồng thời cũng là thành viên có sức ảnh hưởng lớn trong các quyết định cứu trợ tại khu vực. Tuy nhiên, doanh thu đạt 1,55 ngàn tỷ USD, Đức vẫn phải đối mặt mức thâm hụt 37 tỷ USD.

{keywords}

3. Trung Quốc: 1,73 ngàn tỷ USD

Trung Quốc gia tăng chi tiêu một cách nhanh chóng với nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế mới nổi với hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng hiện đại. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển kinh tế, nước này cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và chất lượng sản phẩm đáng báo động.

Tất nhiên đây là những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt trong một thời gian dài nữa. Dẫu vậy, sự tràn ngập của hàng hóa giá rẻ Trung Quốc trên thị trường thế giới đã giúp nước này đạt được doanh thu kỷ lục 1,65 ngàn tỷ USD. Mức thâm hụt ngân sách chỉ là 83 tỷ USD.

{keywords}

2. Nhật Bản: 2,49 ngàn tỷ USD

Nhật Bản là ngôi nhà của một số hãng sản xuất điện tử lớn nhất trên thế giới. Trong một vài năm vừa qua, chính phủ Nhật đã phải giải quyết những ảnh hưởng và hậu quả của một số bi kịch đã xảy ra với đất nước này. Các thành phố phải thực hiện nhiệm vụ tái thiết trong khi lo ngại gia tăng xung quanh những cơ sở năng lượng hạt nhân.

Doanh thu của Nhật đạt 1,97 ngàn tỷ USD không đủ để bù đắp cho mức chi, khiến mức thâm hụt chạm mức 524 tỷ USD, tương đương 21%.

{keywords}

1. Mỹ: 2,86 ngàn tỷ USD

Mỹ là quốc gia chi tiêu nhiều nhất trên thế giới. Và đó chỉ là con số đại diện cho chi tiêu của chính phủ. Nếu tính cả các khoản chi công chúng thì con số có thể thổi bùng lên mức 6 ngàn tỷ USD. Với doanh thu 2,4 ngàn tỷ, nước Mỹ đang phải đối mặt với tỷ lệ thâm hụt không hề nhỏ. Chỉ riêng mức chi tiêu quân sự cũng đã gấp 7 lần so với quốc gia đứng thứ hai. Với vai trò của cường quốc quân sự thế giới thì có thể Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác.

{keywords}

HungNinh