Trong khi nhiều thương hiệu liên tục cải thiện giá trị của mình trên thị trường thì nhiều cái tên khủng của thế giới lại đang ngày càng mất giá. Nguyên nhân thì nhiều nhưng người ta thường đề cập đến những sai lầm trong chiến lược và khả năng trụ vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt.
Những thương hiệu bán lẻ đắt nhất thế giới 2012
Thương hiệu Việt trước áp lực bị thâu tóm
Nhân tài và khát vọng thương hiệu toàn cầu
Thương hiệu Việt trước áp lực bị thâu tóm
Nhân tài và khát vọng thương hiệu toàn cầu
10: Dell
Giá trị thương hiệu: 7,6 tỷ USD (giảm 9% so với năm ngoái)
Doanh thu so với năm ngoái: giảm 2,36%
Thương hiệu Dell liên tiếp mất giá trị trong 4 năm qua khi chuyển từ kinh doanh máy tính cá nhân sang dịch vụ IT- một chiến lược của mà HP cũng đã theo đuổi những không giành được nhiều thành công. Năm nay Interbrand đánh giá giá trị thương hiệu của Dell ở mức 7,6 tỷ USD, thấp nhất trong 11 năm qua.
Mặc dù vẫn là một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, nhưng số lượng xuất khẩu quý thứ II năm nay giảm 11,5% so với một năm trước đó. Công ty cũng đã phải vật lộn để tạo ra một sản phẩm smartphone có thể trụ lại thị trường. Họ đã quyết định dừng bán các thiết bị di động tại Mỹ vào tháng 3 vừa qua.
|
9: Thomson Reuters
Giá trị thương hiệu: 8,4 tỷ USD (giảm 11%)
Doanh thu so với năm ngoái:tăng 1,5%
Thomson Reuters từng là người chơi nổi bật trên thị trường thông tài chính, nhưng đối thủ Bloomberg đã khá mạnh mẽ trong việc giành giật thị phần từ Thomson Reuters vào những năm gần đây.
|
Mặc dù vậy, Interbrand cũng cho biết, Thomson Reuters vẫn tiếp tục dẫn đầu thị trường trong một số lĩnh vực chủ chốt khác như cơ sở dữ liệu nghiên cứu cho các công ty luật hay cơ sở dữ liệu Checkpoint cho các chuyên gia kế toán và thuế.
8: Honda
Giá trị thương hiệu: 17,3 tỷ USD (giảm 11%)
Doanh thu so với năm ngoái: tăng 4,6%
Giá trị thương hiệu: 17,3 tỷ USD (giảm 11%)
Doanh thu so với năm ngoái: tăng 4,6%
|
Giá trị thương hiệu của ngành công nghiệp xe hơi thế gới đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau sự trượt dốc thời kỳ suy thoái khi tăng từ 128 tỷ USD vào năm 2010 lên 160 tỷ USD vào năm nay. Giá trị của tất các các thương hiệu xe hơi hàng đầu tăng kể từ năm xuất khẩu 2011, ngoại trừ Honda và Kia.
Giá trị thương hiệu Honda năm nay là 17,3 tỷ USD, kém đối thủ Toyota Nhật Bản 13 tỷ USD và ở mức thấp nhất kể từ năm 2006.
Một số rủi ro vượt quá khả năng kiểm soát của Honda trong đó có thảm họa động đất tại Nhật Bản và thảm họa lũ lụt tại Thái Lan làm gián đoạn hoạt động của nhà sản xuất và các nhà cung ứng. Tuy vậy, Honda cũng có trách nhiệm một phần nào đó đối với những thiệt hại về giá trị thương hiệu trong thời gian vừa qua. Một số năm gần đây, Honda đã phải thực hiện nhiều vụ triệu hồi xe lớn. Mới hồi đầu tuần này, họ đã thông báo sẽ thu hồi hơn 570.000 xe.
7: MTV
Giá trị thương hiệu: 5,6 tỷ USD (giảm 12%)
Doanh thu so với năm ngoái: tăng 9,7%
Interbrand cho biết MTV tiếp tục trượt xa khỏi nền tảng âm nhạc của mình, tiếp tục thư nghiệm những nội dung chi phí thấp và điều này đã dẫn đến một cuộc “khủng hoảng bản sắc. MTV đã không còn giữ được sức hút của mình như trước kia.
Ngay cả Jersey Shore, show nổi tiếng nhất trong lịch sử của MTV, cũng bắt đầu trượt dốc trong các bảng xếp hạng vào năm 2011. Trong khi đó, vị trí xếp hàng cho MTV Movie Awards vào tháng 6 đã giảm 29% so với 1 năm trước.
6: Citi
Giá trị thương hiệu: 7,6 tỷ USD (giảm 12%)
Doanh thu so với năm ngoái: giảm 5,2%
Sau 5 năm sụt giảm liên tiếp, giá trị thương hiệu của Citi năm 2012 chưa bằng 1/3 so với thời hoàng kim 23,4 tỷ USD. Trong khi đó, giá trị thương hiệu J.P. Morgan- một ngân hàng lớn khác lại tăng trưởng khá tốt. Trong những năm qua, một số vụ kiện tụng chống lại Citi, theo đó người ta nghi ngại về trách nhiệm của ngân hàng này trong cuộc khủng hoảng thế chấp của Mỹ.
Gói cứu trợ trị giá 45 tỷ USD từ Bộ tài chính Hoa Kỳ vào năm 2008 và khả năng yếu kém của ngân hàng trong việc cứu sống thị trường nhà đất và cổ phiếu đổ vỡ khỏi tình trạng đổ vỡ cũng đã ảnh hưởng nhiều đến danh tiếng của Citi. Để làm sống lại thương hiệu, Citi đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo rầm rộ để quảng bá những đổi mới quan trọng trọng lịch sử kinh doanh tài chính của họ bên cạnh việc tài trợ cho thế vận hội Olympic.
5: Yahoo!
Giá trị thương hiệu: 3,9 tỷ USD (giảm 13%)
Doanh thu so với năm ngoái:giảm 10,6%
Trong năm qua, những thay đổi trong bộ máy lãnh đạo của tập đoàn Yahoo đã khiến cho giới báo chí tốn nhiều giấy mức. Mặc dù cuối cùng họ đã tìm được một CEO có thể đồng hành cùng Yahoo lâu dài, bà Marissa Mayer nhưng để thay đổi số phận và khối tài sản của Yahoo thì có lẽ không phải là chuyện dễ dàng.
Trong vài năm qua, công ty đã đánh mất thị phần trong thị trường quảng cáo hiển thị về tay các đối thủ Google và Facebook.
EMarketer dự báo, doanh thu từ hoạt động quảng cáo hiển thị năm 2012 của Yahoo sẽ là 9,3% thấp hơn Google (15,4%) và Facebook (14,4%).
CEO Mayer đang tìm kiếm cơ hội đưa Yahoo sang lĩnh vực kinh doanh mới, tạo doanh thu thông qua smartphone và máy tính bảng.
4: Moët & Chandon
Giá trị thương hiệu: 3,8 tỷ USD (giảm 13%)
Doanh thu so với năm ngoái:tăng 22,4%
Là một bộ phần trong tập đoàn danh giá LVMH, giá trị thương hiệu rượu cao cấp Moët & Chandon đã giảm hơn 500 triệu USD trong năm qua mặc dù đã mở rộng một số hoạt động kinh doanh khác như khách sạn, dịch vụ giải trí cho người nổi tiếng...
Để cải thiện giá trị thương hiệu, Moët & Chandon đã ký một hợp đồng tài trợ cho America’s Cup, một trong những giải đua thuyền nổi tiếng nhất thế giới.
3: Nokia
Giá trị thương hiệu: 21 tỷ USD (giảm 16%)
Doanh thu so với năm ngoái: giảm 20,5%
Nokia đã có một năm đầy khó khăn và thử thách. Sau khi Nokia “đánh rơi” thị phần trong vài năm, Samsung cuối cùng đã trở thành nhà sản xuất các thiết bị di động lớn nhất trong quý đầu năm 2012.
Giá cổ phiếu của tập đàn đã giảm đi hơn một nửa trong năm qua và vào tháng 6 công ty đã công bố họ sẽ cắt giảm 10.000 lao động để tiết kiệm chi phí.
Vào tháng 9 vừa qua, công ty đã cho ra mắt dòng smartphone Lumia 920 nhưng không thực sự ấn tượng. Theo các chuyên gia phân tích thì vấn đề của Nokia là họ không thể tạo ra được một sản phẩm hoàn hảo và có thể cạnh tranh với các đối thủ.
2: Goldman Sachs
Giá trị thương hiệu: 7,6 tỷ USD (giảm 16%)
Doanh thu so với năm ngoái: giảm 23,2%
Thương hiệu Goldman Sach đã bị một cú đánh lớn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính bởi có liên quan đến hoạt động bán các nghĩa vụ nợ thế chấp phức tạp và cuộc khủng hoảng nợ Hi Lạp.
Tháng 3 vừa qua, ngân hàng trở thành tâm điểm của truyền thông khi một giám đốc điều hành tại chi nhánh Luân Đôn đã từ chức với cáo buộc đình đám trên tờ New York Times. Người này tố cáo Goldman Sach không tôn trọng lợi ích của khách hàng.
Doanh thu nửa đầu năm 2012 ở mức thấp nhất kể từ năm 2005 nhìn chung là do lượng khối lượng giao dịch yếu. Công ty đã đối phó bằng giải pháp cắt giảm lương 14% trong 6 tháng đầu tiên so với năm trước đó và giảm số lượng lao động.
1: BlackBerry
Giá trị thương hiệu: 3,9 tỷ USD (giảm: 39%)
Doanh thu so với năm ngoái: giảm 25.2%
The BlackBerry được xây dựng bởi tập đoàn Research In Motion (RIM), từng nổi đình nổi đám trên thị trường smartphone. Sự thành công của họ đến từ những khách hàng trung thành.
Tuy nhiên sự cố thiếu hàng đáng tiếc vào cuối năm ngoái, sự thất bại của dòng máy tính bảng Playbook cộng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường với các dòng sản phẩm như iPhone của Apple hay các thiết bị Android của Google đã khiến cho giá trị thương hiệu này bị sụt giảm nhanh chóng.
Thị phần của BlackBerry trên thị trường hệ điều hành smartphone giảm từ 21,7% vào tháng 7 năm ngoái xuống 9,5% chỉ sau 1 năm, theo thông tin từ comScore.
Trong khi đó, thị phần của Apple tăng từ 27% lên mức 33,4% trong cùng giai đoạn. Google từ 41,8% lên mức 52,2%. Cổ phiếu của công ty mẹ đã giảm gần 90% trong 3 năm qua. RIM công bố vào tháng 6 vừa qua là họ sẽ cắt giảm khoảng 5.000 trong số 16.500 nhân viên (khoảng 30% toàn lực lượng lao động).
RIM đang đặt rất nhiều hi vọng vào sản phẩm Blackberry 10 dự kiến sẽ được ra mắt vào đầu năm sau.
HungNinh (Theo bi)