Công ty dịch vụ truyền thông WPP và tổ chức nghiên cứu Millward Brown vừa công bố danh sách xếp hạng mới 100 thương hiệu giá trị nhất Trung Quốc.

Dưới đây là Top 10 của bảng xếp hạng. Điều bất ngờ là những cái tên đình đám thế giới như Lenovo và Haier lại vắng bóng trong danh sách này.

1. China Mobile

Lĩnh vực kinh doanh: Viễn thông

Trụ sở: Hong Kong

China Mobile, một trong những nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới một lần nữa đứng đầu danh sách với giá trị thương hiệu ước tính ở con số 61 tỷ USD.

{keywords} 

2. ICBC

Lĩnh vực kinh doanh: Tài chính

Trụ sở: Bắc Kinh

Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc ICBC là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn thuộc sở hữu nhà nước.

{keywords} 

Với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của chính phủ Bắc Kinh, ICBC luôn giữ vị trí quyền lực với việc sở hữu hơn 16.000 cơ sở trên cả nước. Cổ phiếu ngân hàng này được giao dịch ở cả Hong Kong và đại lục. Tuy nhiên về giá trị thương hiệu thì năm 2013, ICBC lại phải chứng kiến mức giảm 2% chỉ trong 12 tháng.

3. Tencent

Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ

Trụ sở: Thâm Quyến

{keywords} 

Tencent đã thực sự trở thành một gã khổng lồ khi mà cổ phiếu của họ tăng đến 10.500% kể từ năm 2004 và hiện công ty hoàn toàn có thể tự hào với mức vốn hóa thị trường 103 tỷ USD. Tencent hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ trò chơi trực tuyến đến nghiên cứu, phát triển phần mềm, game điện thoại, thương mại điện tử và tin nhắn nhanh.

Điều đặc biệt hơn nữa là giá trị thương hiệu của Tencent đã tăng 68% trong năm qua và đạt mức 33,8 tỷ USD.

4. China Construction Bank

Lĩnh vực kinh doanh: Tài chính

Trụ sở: Bắc Kinh

{keywords} 

Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cũng là một doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn nhiều. Tuy nhiên nó chỉ sở hữu mức tăng trưởng một con số về giá trị thương hiệu trong năm nay.

Deepender Rana, giám đốc Millward Brown Trung Quốc thể hiện tâm lý thất vọng về kết quả này bởi thực tế ngân hàng nhận được rất đặc quyền kinh tế. Sau nhiều năm hưởng lợi vì được chính phủ ưu tiên, giờ đây các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước lại không chứng minh được sức mạnh. Vấn đề cần giải quyết hiện nay là sự đổi mới và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.

5. Baidu

Lĩnh vực kinh doanh: Công nghệ

Trụ sở: Bắc Kinh

{keywords} 

Baidu là cỗ máy tìm kiếm hàng đầu của Trung Quốc có thể đánh bại Google tại thị trường này.

Tuy vậy giá trị thương hiệu của Baidu lại giảm 12% trong năm nay vì sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các công ty Internet mới nổi của Trung Quốc.

"Thách thức dành cho Baidu là trở thành cảnh cửa bước vào thế giới nhưng hiện có quá nhiều cánh cửa mới. Họ cần phải đối mặt với điều này".

6. Agricultural Bank of China

Lĩnh vực kinh doanh: Tài chính

Trụ sở: Bắc Kinh

{keywords} 

Đây cũng là một thành viên trong "Bộ tứ đại gia" ngân hàng nhà nước của Trung thống trị khu vực dịch vụ tài chính. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc hoạt động mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, cung cấp nhiều khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn 3 ngân hàng còn lại.

Ngân hàng này đang tích cực hiện đại hóa và mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường nước ngoài. Giá trị thương hiệu tăng 12% trong năm qua và đạt mức 19,3 tỷ USD.

7. Bank of China

Lĩnh vực kinh doanh: Tài chính

Trụ sở: Bắc Kinh

{keywords} 

Đây là thành viên nhỏ nhất trong bộ Tứ kể trên. Nó tham gia mảng kinh doanh quốc tế nhiều hơn các đối thủ còn lại. Tuy nhiên, với 13,6 tỷ USD, giá trị thương hiệu của ngân hàng bị cho là khá khiêm tố so với năm ngoái.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, nếu không đổi mới nhanh hơn, tốc độ tăng trưởng có thể sẽ tiếp tục ì ạch. Tương lai mà các thương hiệu Trung Quốc phải đối mặt là cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường và tồn tại mà không có sự trợ giúp.

8. PetroChina

Lĩnh vực kinh doanh: Năng lượng

Trụ sở: Bắc Kinh

{keywords} 

PetroChina không xuất hiện trong danh sách xếp hạng hồi năm ngoái nhưng năm nay đã leo lên vị trí số 8.

PetroChina là một trong những nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc và đang nỗ lực vươn ra thị trường quốc tế. Họ đã hợp tác với Exxon Mobil trong các dự án tại Iraq - một nguồn cung năng lượng quan trọng đối với Trung Quốc.

9. Sinopec

Lĩnh vực kinh doanh: Năng lượng

Trụ sở: Bắc Kinh

{keywords} 

Sinopec đang nỗ lực đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Đầu năm nay, Sinopec đã chi 3,1 tỷ USD để mua lại 33% cổ phần của công ty dầu mỏ Apache bên cạnh một số thương vụ khác.

Trung Quốc quan tâm ngày càng nhiều đến lĩnh vực kinh tế năng lượng bởi nước này sở hữu dân số khủng 1,3 tỷ người. Không bao lâu nữa, nước này sẽ vượt Mỹ để trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

10. China Life Insurance

Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm

Trụ sở: Bắc Kinh

{keywords} 

Bị hạ mấy bậc so với năm ngoái nhưng năm nay China Life Insurance lại là công ty bảo hiểm duy nhất lọt vào danh sách Top 10.

Sở hữu giá trị thương hiệu 12,7 tỷ USD, China Life Insurance đã bán được gần 100 triệu hợp đồng bảo hiểm tại Trung Quốc. Tuy vậy, 2013 là một năm đầy khó khăn cho ngành bảo hiểm tại nước này sau cả một thập kỷ phát triển mạnh mẽ.

HungNinh (Theo Money)