Nếu chẳng may món đồ công nghệ ưa thích của bạn bị hư hỏng, bạn có thể tận dụng những ý tưởng dưới đây để biến món đồ đó trở thành vật hữu dụng, thay vì bán đi với giá đồng nát.
Những ý tưởng này do tạp chí PCMag giới thiệu, chủ yếu mang tính hài hước, nhưng cũng đáng để tham khảo.
Bàn ăn màn hình tinh thể lỏng
TV LCD đang là mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn, nhờ hình dáng bắt mắt, màu sắc rực rỡ, nhiều cổng kết nối, hỗ trợ nhiều chuẩn hình phân giải cao. Thêm nữa, giá cả dòng sản phẩm này đang ngày càng xuống thấp.
Tuy nhiên, có một tính năng khác mà chỉ hữu dụng khi chiếc màn hình này bị hỏng tới mức không sửa được. Đó là thêm 4 cái chân nữa, bạn sẽ có một chiếc bàn ăn thật sang trọng và không hề đụng hàng. Tất nhiên, chiếc màn hình này phải có kích thước tối thiểu 42 inch.
Đĩa ăn kiểu iPad
Kể từ khi ra đời tới nay, iPad vẫn liên tục làm mưa làm gió trên thị trường, đặc biệt trên phân khúc máy tính bảng. Người tiêu dùng khắp nơi vẫn đang lùng sục để sở hữu chiếc máy tính bảng này. Không ít ý tưởng đặc biệt nảy sinh từ sản phẩm này, như Vneconomy từng giới thiệu một nhà hàng dùng iPad làm bảng thực đơn.
Riêng anh chàng người Nhật Takahiro Shiina trong ảnh trên lại có ý tưởng quái chiêu hơn. Shiina đã biến chiếc máy tính bảng iPad thành đĩa đựng thức ăn. Ý tưởng này cũng sành điệu đấy chứ. Shiina không những chơi công nghệ, mà còn… ăn cùng công nghệ nữa.
Rán trứng bằng Xbox 360
Xbox đã trở thành một hệ máy chơi game không còn quá xa lạ với mọi người từ vài năm trở lại đây. Tuy được Microsoft hậu thuẫn, nhưng đó không phải là tất cả để đảm bảo sự an toàn và tiện lợi khi sử dụng máy Xbox. Nếu như ở Windows có lỗi “màn hình xanh chết chóc” (The Blue Screen of Death) thì ở máy Xbox lại có “vòng tròn đỏ tử thần” (Red Ring of Death - RRoD).
RRoD là lỗi phần cứng nghiêm trọng nhất của Xbox 360. Lỗi này từng khiến Microsoft mất hơn 1 tỷ USD cho bồi thường và sửa chữa. Các thợ sửa thường buộc phải thay thế hoặc nâng cấp tản nhiệt cho GPU của Xbox 360. Tuy nhiên, nếu điều kiện sửa chữa của bạn không được tiện lợi cho lắm, tại sao không tận dụng nhiệt độ bỏng rãy này để rán trứng nhỉ? Chỉ cần đập vỡ trứng và đổ lên trên, bạn đã có một món ngon lành.
Tivi thay mỏ neo, tại sao không?
Những chiếc TV CRT to đùng đã dần thoái trào để nhường chỗ cho các dòng tivi LCD và Plasma ngày càng mỏng nhẹ. Công nghệ phát hình bằng bóng đèn hình tới nay đã có "già" hơn 70 tuổi. Chiếc tivi đèn hình chính thức xuất hiện từ năm 1939.
Mặc dù dòng TV này có giá thành rẻ, dễ sửa chữa vì có nhiều linh kiện thay thế, nhưng ngược lại chúng quá to, nặng, vận chuyển khó khăn, tần số quét hình thấp, phát ra các tia bức xạ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, nếu xem tivi trong thời gian dài.
Nếu trong kho nhà bạn có một chiếc như vậy và bán không có ai mua, thì bạn hãy dùng nó làm mỏ neo khi giong buồm ra khơi hóng gió.
Phát tín hiệu cấp cứu với đĩa CD
Trong nhiều năm qua, đĩa quang học – CD, đã đóng một vai trò quan trọng trong thị trường công nghệ với tư cách là một công cụ lưu trữ dữ liệu có ưu điểm vượt trội do với loại đĩa mềm đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, trước hàng loạt công cụ lưu trữ mới ra đời như hiện nay, đĩa CD không sớm thì muộn cũng sẽ bị lãng quên.
Các công cụ lưu trữ mới như thẻ nhớ, ổ lưu trữ không những có giá thành rẻ mà còn có tốc độ làm việc nhanh hơn đĩa CD. Nhiều thiết bị di động mới như máy tính bảng, máy tính xách tay mini mới cũng được thiết kế cho người dùng không cần ổ CD.
Tuy nhiên, đĩa CD lại có một tính năng hữu dụng khác mà các sản phẩm thẻ nhớ, ổ USB không có được, đó là khả năng phản quang, có thể dùng để phát tín hiệu cấp cứu. Khi bạn cần gọi người ứng cứu, hoặc gây sự chú ý với máy bay cứu hộ, hãy xoay mặt đĩa lên để ánh sáng phản xạ và đội cứu hộ sẽ nhìn thấy bạn.
Bù nhìn giữ dưa Furby
Món đồ chơi này từng bị đánh giá là xấu tệ, nhưng khi mới ra đời năm 1998, Furby đã lập tức gây nên một cơn sốt và mọi người đua nhau lùng mua. Furby đã trở thành món đồ chơi ưa thích của trẻ nhỏ ở Mỹ.
Nhờ có CPU, các bộ cảm biến, Furby có thể phản ứng với ánh sáng, âm thanh, thậm chí phát ra tiếng nói. Khi mới được lấy ra khỏi hộp, Furby chỉ nói được từ “Furbish”, nhưng bạn có thể dạy nó nói các từ tiếng Anh.
Bạn cũng có thể tận dụng tính năng này của Furby vào việc ngăn chim chóc phá hoại ruộng vườn. Với công suất âm thanh lớn cùng lượng tiêu thụ 4 pin AA mỗi 16 giờ, giải pháp này không phải là không hữu dụng.
Và một vài ý tưởng kỳ quặc khác
Còn rất nhiều món đồ công nghệ khác có những tính năng hữu dụng ngoài sự tưởng tượng của nhà sản xuất. Chẳng hạn như lớp vỏ phía sau máy nghe nhạc iPod bóng loáng, sẽ thật tiện lợi nếu dùng thay gương soi, hay chiếc netbook hỏng với vòng eo nhỏ gọn có thể dùng để chặn cửa ra vào, vừa giải quyết được khâu oai với bạn bè.
Còn nếu bạn khó khăn trong việc tìm kiếm một ôsin tận tâm để chăm sóc con cái, bạn có thể chọn lựa robot WowWee Robosapian v2. Với đôi tay chắc khỏe và máy chạy êm, con bạn sẽ ngủ ngon lành và không lo bị rơi. Hoặc khi văn phòng làm việc của bạn chật tới nỗi không kê được một chiếc ghế ngồi hoặc bạn muốn lấy một món đồ quá tầm với, thì chiếc máy in laser có lẽ là sự chọn lựa hoàn hảo.
Thu Lan - Theo VnEconomy/PCMag
Có thể dùng chiếc netbook hỏng làm vật chèn cửa, vừa hữu dụng vừa... oai. |
Những ý tưởng này do tạp chí PCMag giới thiệu, chủ yếu mang tính hài hước, nhưng cũng đáng để tham khảo.
Bàn ăn màn hình tinh thể lỏng
Tuy nhiên, có một tính năng khác mà chỉ hữu dụng khi chiếc màn hình này bị hỏng tới mức không sửa được. Đó là thêm 4 cái chân nữa, bạn sẽ có một chiếc bàn ăn thật sang trọng và không hề đụng hàng. Tất nhiên, chiếc màn hình này phải có kích thước tối thiểu 42 inch.
Đĩa ăn kiểu iPad
Kể từ khi ra đời tới nay, iPad vẫn liên tục làm mưa làm gió trên thị trường, đặc biệt trên phân khúc máy tính bảng. Người tiêu dùng khắp nơi vẫn đang lùng sục để sở hữu chiếc máy tính bảng này. Không ít ý tưởng đặc biệt nảy sinh từ sản phẩm này, như Vneconomy từng giới thiệu một nhà hàng dùng iPad làm bảng thực đơn.
Riêng anh chàng người Nhật Takahiro Shiina trong ảnh trên lại có ý tưởng quái chiêu hơn. Shiina đã biến chiếc máy tính bảng iPad thành đĩa đựng thức ăn. Ý tưởng này cũng sành điệu đấy chứ. Shiina không những chơi công nghệ, mà còn… ăn cùng công nghệ nữa.
Rán trứng bằng Xbox 360
Xbox đã trở thành một hệ máy chơi game không còn quá xa lạ với mọi người từ vài năm trở lại đây. Tuy được Microsoft hậu thuẫn, nhưng đó không phải là tất cả để đảm bảo sự an toàn và tiện lợi khi sử dụng máy Xbox. Nếu như ở Windows có lỗi “màn hình xanh chết chóc” (The Blue Screen of Death) thì ở máy Xbox lại có “vòng tròn đỏ tử thần” (Red Ring of Death - RRoD).
RRoD là lỗi phần cứng nghiêm trọng nhất của Xbox 360. Lỗi này từng khiến Microsoft mất hơn 1 tỷ USD cho bồi thường và sửa chữa. Các thợ sửa thường buộc phải thay thế hoặc nâng cấp tản nhiệt cho GPU của Xbox 360. Tuy nhiên, nếu điều kiện sửa chữa của bạn không được tiện lợi cho lắm, tại sao không tận dụng nhiệt độ bỏng rãy này để rán trứng nhỉ? Chỉ cần đập vỡ trứng và đổ lên trên, bạn đã có một món ngon lành.
Tivi thay mỏ neo, tại sao không?
Những chiếc TV CRT to đùng đã dần thoái trào để nhường chỗ cho các dòng tivi LCD và Plasma ngày càng mỏng nhẹ. Công nghệ phát hình bằng bóng đèn hình tới nay đã có "già" hơn 70 tuổi. Chiếc tivi đèn hình chính thức xuất hiện từ năm 1939.
Mặc dù dòng TV này có giá thành rẻ, dễ sửa chữa vì có nhiều linh kiện thay thế, nhưng ngược lại chúng quá to, nặng, vận chuyển khó khăn, tần số quét hình thấp, phát ra các tia bức xạ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, nếu xem tivi trong thời gian dài.
Nếu trong kho nhà bạn có một chiếc như vậy và bán không có ai mua, thì bạn hãy dùng nó làm mỏ neo khi giong buồm ra khơi hóng gió.
Phát tín hiệu cấp cứu với đĩa CD
Trong nhiều năm qua, đĩa quang học – CD, đã đóng một vai trò quan trọng trong thị trường công nghệ với tư cách là một công cụ lưu trữ dữ liệu có ưu điểm vượt trội do với loại đĩa mềm đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, trước hàng loạt công cụ lưu trữ mới ra đời như hiện nay, đĩa CD không sớm thì muộn cũng sẽ bị lãng quên.
Các công cụ lưu trữ mới như thẻ nhớ, ổ lưu trữ không những có giá thành rẻ mà còn có tốc độ làm việc nhanh hơn đĩa CD. Nhiều thiết bị di động mới như máy tính bảng, máy tính xách tay mini mới cũng được thiết kế cho người dùng không cần ổ CD.
Tuy nhiên, đĩa CD lại có một tính năng hữu dụng khác mà các sản phẩm thẻ nhớ, ổ USB không có được, đó là khả năng phản quang, có thể dùng để phát tín hiệu cấp cứu. Khi bạn cần gọi người ứng cứu, hoặc gây sự chú ý với máy bay cứu hộ, hãy xoay mặt đĩa lên để ánh sáng phản xạ và đội cứu hộ sẽ nhìn thấy bạn.
Bù nhìn giữ dưa Furby
Món đồ chơi này từng bị đánh giá là xấu tệ, nhưng khi mới ra đời năm 1998, Furby đã lập tức gây nên một cơn sốt và mọi người đua nhau lùng mua. Furby đã trở thành món đồ chơi ưa thích của trẻ nhỏ ở Mỹ.
Nhờ có CPU, các bộ cảm biến, Furby có thể phản ứng với ánh sáng, âm thanh, thậm chí phát ra tiếng nói. Khi mới được lấy ra khỏi hộp, Furby chỉ nói được từ “Furbish”, nhưng bạn có thể dạy nó nói các từ tiếng Anh.
Bạn cũng có thể tận dụng tính năng này của Furby vào việc ngăn chim chóc phá hoại ruộng vườn. Với công suất âm thanh lớn cùng lượng tiêu thụ 4 pin AA mỗi 16 giờ, giải pháp này không phải là không hữu dụng.
Và một vài ý tưởng kỳ quặc khác
Còn rất nhiều món đồ công nghệ khác có những tính năng hữu dụng ngoài sự tưởng tượng của nhà sản xuất. Chẳng hạn như lớp vỏ phía sau máy nghe nhạc iPod bóng loáng, sẽ thật tiện lợi nếu dùng thay gương soi, hay chiếc netbook hỏng với vòng eo nhỏ gọn có thể dùng để chặn cửa ra vào, vừa giải quyết được khâu oai với bạn bè.
Còn nếu bạn khó khăn trong việc tìm kiếm một ôsin tận tâm để chăm sóc con cái, bạn có thể chọn lựa robot WowWee Robosapian v2. Với đôi tay chắc khỏe và máy chạy êm, con bạn sẽ ngủ ngon lành và không lo bị rơi. Hoặc khi văn phòng làm việc của bạn chật tới nỗi không kê được một chiếc ghế ngồi hoặc bạn muốn lấy một món đồ quá tầm với, thì chiếc máy in laser có lẽ là sự chọn lựa hoàn hảo.
Thu Lan - Theo VnEconomy/PCMag