Bậc cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái, tuy nhiên có những sai lầm mà các bậc phụ huynh vô tình vấp phải sẽ gây tổn hại đến tinh thần và cảm xúc của đứa trẻ, thậm chí ảnh hưởng nặng nề cho tới khi trẻ trưởng thành.

{keywords}

Dưới đây là một số hành xử của phụ huynh được cho là “độc hại” cho sự phát triển của một đứa trẻ.

1. Bạn không mang lại cho trẻ cảm giác an toàn

Một số người cho rằng nghiêm khắc với trẻ là việc cần phải làm để đảm bảo rằng trẻ có thể tự chăm sóc bản thân trong tương lai. Thế nhưng, cách thể hiện tình yêu khắc nghiệt này khiến đứa trẻ cảm thấy không được nhận đủ tình yêu thương, sự bao bọc khi chúng còn chưa trưởng thành. Nghiêm khắc đôi khi có tác dụng, nhưng đó không phải là cách duy nhất mà cha mẹ có thể làm nếu họ muốn con cái thành một người trưởng thành.

2. Bạn chỉ trích quá đà

Phụ huynh nào cũng hay than vãn. Nếu không có những than vãn này, có lẽ chúng ta chẳng bao giờ học được cách làm mọi thứ đúng đắn, ví dụ như làm việc nhà chẳng hạn. Nhưng một phụ huynh trở nên “độc hại” khi chỉ trích quá nhiều mọi việc mà đứa trẻ làm. Thật sai lầm khi tin rằng than vãn là để trẻ không mắc lại sai lầm. Không may, hành vi này của cha mẹ sẽ khiến trẻ trở thành một nhà phê bình khắc nghiệt khi lớn lên.

3. Bạn đòi hỏi sự chú ý của con

Những bậc cha mẹ “độc hại” thường biến con cái thành sản phẩm riêng của mình bằng cách bắt trẻ tương tác với mình mọi lúc mọi nơi để phù hợp với nhu cầu riêng của họ. Đó có thể là mối liên kết giữa cha mẹ - con cái, nhưng đó thực sự là mối quan hệ ký sinh đòi hỏi quá nhiều thời gian và năng lượng của trẻ, trong khi chúng nên tập trung cho việc học các kỹ năng khác.

4. Bạn pha trò đùa “độc hại” về con

Trêu đùa đôi khi cũng vui vẻ, nhưng khi bạn đũa bỡn quá nhiều về chiều cao hay cân nặng của trẻ, thì vấn đề có thể lớn hơn. Đây là một kiểu hành vi khiến trẻ cảm thấy bản thân rất xấu xí. Nếu bạn thực sự quan tâm tới việc giải quyết vấn đề của con thì hãy tỏ ra trung thực và có tính xây dựng.

5. Bạn không cho phép con thể hiện cảm xúc tiêu cực

Không có gì sai trái khi muốn giúp con nhìn thấy mặt tích cực của vấn đề, nhưng gạt bỏ hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực và nhu cầu thể hiện cảm xúc của con có thể khiến con bị trầm cảm và khó khăn trong việc xử lý những tình huống xấu khi trưởng thành.

6. Bạn khiến con trẻ khiếp sợ mình

Tôn trọng và sợ hãi không nhất thiết phải đứng cùng nhau. Thực tế cho thấy những đứa trẻ cảm thấy mình được yêu thương, được khuyến khích, được quan tâm sẽ có xu hướng hạnh phúc hơn khi trưởng thành. Mặc dù kỷ luật đôi khi cũng cần thiết, nhưng những phụ huynh thông thái không cần phải dùng đến những hành động và lời nói khiến trẻ khiếp đảm và gây tổn hại tới tâm lý. Trẻ không cần phải sợ bạn mới có thể tôn trọng bạn.

{keywords}

7. Bạn luôn đặt cảm xúc của mình lên trên hết

Nhiều phụ huynh cho rằng cảm xúc của mình nên được quan tâm đầu tiên khi xảy ra vấn đề gì đó trong gia đình, nhưng đó là lối suy nghĩ cổ hủ không thể thúc đẩy được các mối quan hệ tích cực. Mặc dù cha mẹ là người đưa ra quyết định cuối cùng về mọi thứ - từ bữa tối tới kế hoạch nghỉ mát, nhưng cần phải xem xét cảm xúc của tất cả thành viên trong gia đình, trong đó có bọn trẻ. Những bậc cha mẹ “độc hại” luôn bắt trẻ phải kìm nén cảm xúc của mình để xoa dịu cảm xúc của cha mẹ.

8. Bạn can thiệp vào mục tiêu của con

Việc bạn quan tâm tới mọi việc mà con đang làm, sau đó can thiệp vào mục tiêu của con, biến nó thành mục tiêu của mình, sẽ khiến đứa trẻ khó đạt được mục tiêu của mình hơn. Bạn có thể làm hỏng cuộc đời của con nếu cứ tiếp tục như thế cho đến khi chúng trưởng thành.

9. Bạn dùng tiền bạc và tội lỗi để kiểm soát con

Ngay cả khi con đã trưởng thành, bạn cũng vẫn kiểm soát con bằng những món quà đắt tiền và mong được đáp trả. Nếu trẻ không làm như bạn muốn, bạn sẽ cố làm cho con cảm thấy tội lỗi về điều đó vì “mọi thứ mà bạn đã làm cho con”.

Một phụ huynh tốt luôn hiểu rằng con trẻ không nợ chúng ta bất cứ điều gì để nhận lại tiền bạc hay những món quà giá trị, đặc biệt là khi trẻ không đòi hỏi những thứ đó.

10. Bạn im lặng với trẻ

Thật khó để nói chuyện với ai đó khi bạn tức giận. Nếu như bạn quá giận đển mức không thể có một cuộc trò chuyện hợp lý với con, thì hãy cho con biết bạn cần một vài phút yên tĩnh, thay vì cứ bỏ mặc con. Sự im lặng này có thể khiến trẻ thấy áp lực phải thay đổi tình hình ngay cả khi trẻ không làm gì sai.

11. Bạn bỏ qua các ranh giới về sức khỏe

Nhiều phụ huynh có thể biện minh cho việc không quá bao bọc đứa trẻ của mình, nhưng trong một số tình huống cụ thể, việc để mắt tới trẻ có thể là cần thiết. Hành xử này có thể khiến trẻ khó nhận biết và hiểu được các ranh giới sau này trong cuộc sống.

12. Bạn bắt trẻ phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của mình

Bạn dành quá nhiều thời gian để nói với con rằng bạn đã hi sinh nhiều như thế nào cho con, sau đó bạn lại đặt ra những kỳ vọng không tưởng về vai trò của con trong cuộc sống của bạn, nghĩa là bạn đang bắt trẻ phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của mình.

Chẳng có đứa trẻ nào phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của cha mẹ chúng. Và phụ huynh cũng đừng bao giờ nên đòi hỏi con phải từ bỏ cái này cái kia để mình được vui.

  • Nguyễn Thảo (Theo Life Hack)

Xem thêm: