Ngày 1.6.2011 tới đây, khi nghị định số 25/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật Viễn thông, có hiệu lực thi hành, thì số phận của Mobifone và Vinaphone sẽ ra sao?
Theo nghị định này, “một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông, thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do bộ Thông tin và truyền thông (bộ TT&TT) quy định”. Hiện tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) sở hữu 100% cả hai công ty điện thoại di động trên.
Muốn cho luật pháp được thi hành nghiêm túc, VNPT (thực ra là Chính phủ) có nhiều cách lựa chọn mà chủ yếu là ba cách sau đây:
1. Để VNPT bán 80% một trong hai công ty trên cho các nhà đầu tư khác (qua cổ phần hoá chẳng hạn).
2. Bán 80% của một trong hai công ty đó cho tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước, SCIC.
3. Sáp nhập hai công ty thành một công ty điện thoại di động trực thuộc VNPT.
Phương án tồi nhất là phương án thứ ba, tuy tiến hành rất dễ và có lẽ dễ được lòng VNPT. Nó không những không tái cơ cấu ngành điện thoại di động mà còn là một bước lùi khổng lồ: tăng cường sức mạnh độc quyền của VNPT mà bao năm nay chúng ta cố gắng xoá bỏ. Nó không phù hợp với sự phát triển của đất nước và sẽ gây khó khăn lớn cho các công ty di động khác, vì khi đó công ty được sáp nhập này sẽ chi phối thị trường. Hãy nhớ rằng ngành viễn thông Mỹ thực sự phát triển sau khi Chính phủ Mỹ ra luật xé nhỏ tập đoàn AT&T. Chúng ta không được phép thực hiện phương án tồi tệ nhất này.
Hai trong những mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế là phải làm sao cho các doanh nghiệp được tái cơ cấu hoạt động trong môi trường cạnh tranh bình đẳng và siết chặt ràng buộc ngân sách của chúng, qua đó làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao.
Mục tiêu thứ ba là nếu cổ phần hoá, hay bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thì phải bán với giá cao nhất có thể để Nhà nước sử dụng vào các mục đích khác (trả nợ, chi cho giáo dục, y tế hay đầu tư cho cơ sở hạ tầng khác). Mục tiêu “tiền bạc” này không thể coi thường, vì 80% giá trị thị trường của một trong hai công ty ấy có thể lên đến nhiều tỉ USD.
Ngoài ra, có các mục tiêu khác như củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tái cơ cấu do nó buộc phải minh bạch hơn, phải tổ chức lại việc quản trị, chiến lược kinh doanh, v.v... chứ không phải làm cho nó yếu đi.
Phương án đầu tiên là phương án tốt nhất, nhưng có lẽ khó khả thi. Nó tốt bởi vì sẽ làm tăng sự cạnh tranh, đạt được các mục tiêu tái cơ cấu ngành (góp phần vào tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế) như vừa nêu.
Tuy vậy, phương án này khó thực hiện vì các lý do sau đây:
Bán 80% một trong hai công ty trên là việc không đơn giản và với thời hạn 1.6.2011 thì khó (nếu không nói là không thể) thực hiện được, trừ trường hợp “bán tống bán tháo”. Việc bán tống bán tháo tài sản của toàn dân là vô cùng tai hại cho nền kinh tế, ngược với mục tiêu thứ ba rất quan trọng nêu ở trên, và trong mọi trường hợp không được phép làm (không chỉ với hai công ty này của VNPT mà với mọi công ty nhà nước).
Việc bán chéo cho các công ty nhà nước khác là có thể làm được dễ dàng nhưng sẽ chỉ gây rắc rối và không thực hiện được các yêu cầu cơ bản nêu trên, cho nên là việc rất cần phải tránh (theo tôi phải cấm ngặt).
Việc bán chéo cho bản thân các doanh nghiệp của VNPT bị loại trừ bởi vì nó không những gây rắc rối như bán cho các doanh nghiệp nhà nước khác, mà xét về thực chất vẫn là vi phạm chính điều quy định nêu trên của nghị định.
Tuy nhiên, vẫn có thể tiến hành phương án này bằng cách “mua thời gian” để sau đó có thể chuyển giao quyền sở hữu 80% của công ty cho các nhà đầu tư thật sự với giá tốt nhất nhằm thu tiền về cho Nhà nước. Đấy là phương án tốt thứ nhì, phương án 2.
Theo phương án 2, Chính phủ quyết định (Chính phủ là đại diện chủ sở hữu của VNPT và có quyền quyết định chứ đừng giao cho VNPT quyền này) biến một trong hai công ty trên của VNPT thành một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: VNPT sở hữu 20% và SCIC sở hữu 80% với điều kiện trong một số năm SCIC bán đi một phần đáng kể số 80% đó cho các nhà đầu tư khác (tốt nhất là không cho các doanh nghiệp nhà nước mà cho các nhà đầu tư tư nhân). Giải pháp này chưa thực sự tốt như phương án thứ nhất, song có thể là một bước đệm để tiến tới cách thứ nhất. Nó dễ tiến hành. Nhà nước có thêm thời gian để bán 80% của công ty đó với các điều kiện tốt hơn trong một thời gian thí dụ không quá 5 – 6 năm. Nó cũng cho phép các nhà đầu tư tư nhân có một đầu mối để mua cổ phần, đó là SCIC. Đây là phương án tốt thứ nhì, nhưng trong bối cảnh hiện thời có thể là phương án tốt nhất.
NGUYỄN QUANG A - Theo SGTT
Việc bán 80% một trong hai công ty điện thoại của VNPT cho các nhà đầu tư khác (qua cổ phần hoá chẳng hạn) được xem là phương án tốt nhất. |
Theo nghị định này, “một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông, thuộc danh mục dịch vụ viễn thông do bộ Thông tin và truyền thông (bộ TT&TT) quy định”. Hiện tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) sở hữu 100% cả hai công ty điện thoại di động trên.
Muốn cho luật pháp được thi hành nghiêm túc, VNPT (thực ra là Chính phủ) có nhiều cách lựa chọn mà chủ yếu là ba cách sau đây:
1. Để VNPT bán 80% một trong hai công ty trên cho các nhà đầu tư khác (qua cổ phần hoá chẳng hạn).
2. Bán 80% của một trong hai công ty đó cho tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước, SCIC.
3. Sáp nhập hai công ty thành một công ty điện thoại di động trực thuộc VNPT.
Phương án tồi nhất là phương án thứ ba, tuy tiến hành rất dễ và có lẽ dễ được lòng VNPT. Nó không những không tái cơ cấu ngành điện thoại di động mà còn là một bước lùi khổng lồ: tăng cường sức mạnh độc quyền của VNPT mà bao năm nay chúng ta cố gắng xoá bỏ. Nó không phù hợp với sự phát triển của đất nước và sẽ gây khó khăn lớn cho các công ty di động khác, vì khi đó công ty được sáp nhập này sẽ chi phối thị trường. Hãy nhớ rằng ngành viễn thông Mỹ thực sự phát triển sau khi Chính phủ Mỹ ra luật xé nhỏ tập đoàn AT&T. Chúng ta không được phép thực hiện phương án tồi tệ nhất này.
Hai trong những mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế là phải làm sao cho các doanh nghiệp được tái cơ cấu hoạt động trong môi trường cạnh tranh bình đẳng và siết chặt ràng buộc ngân sách của chúng, qua đó làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao.
Mục tiêu thứ ba là nếu cổ phần hoá, hay bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thì phải bán với giá cao nhất có thể để Nhà nước sử dụng vào các mục đích khác (trả nợ, chi cho giáo dục, y tế hay đầu tư cho cơ sở hạ tầng khác). Mục tiêu “tiền bạc” này không thể coi thường, vì 80% giá trị thị trường của một trong hai công ty ấy có thể lên đến nhiều tỉ USD.
Ngoài ra, có các mục tiêu khác như củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được tái cơ cấu do nó buộc phải minh bạch hơn, phải tổ chức lại việc quản trị, chiến lược kinh doanh, v.v... chứ không phải làm cho nó yếu đi.
Phương án đầu tiên là phương án tốt nhất, nhưng có lẽ khó khả thi. Nó tốt bởi vì sẽ làm tăng sự cạnh tranh, đạt được các mục tiêu tái cơ cấu ngành (góp phần vào tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế) như vừa nêu.
Tuy vậy, phương án này khó thực hiện vì các lý do sau đây:
Bán 80% một trong hai công ty trên là việc không đơn giản và với thời hạn 1.6.2011 thì khó (nếu không nói là không thể) thực hiện được, trừ trường hợp “bán tống bán tháo”. Việc bán tống bán tháo tài sản của toàn dân là vô cùng tai hại cho nền kinh tế, ngược với mục tiêu thứ ba rất quan trọng nêu ở trên, và trong mọi trường hợp không được phép làm (không chỉ với hai công ty này của VNPT mà với mọi công ty nhà nước).
Việc bán chéo cho các công ty nhà nước khác là có thể làm được dễ dàng nhưng sẽ chỉ gây rắc rối và không thực hiện được các yêu cầu cơ bản nêu trên, cho nên là việc rất cần phải tránh (theo tôi phải cấm ngặt).
Việc bán chéo cho bản thân các doanh nghiệp của VNPT bị loại trừ bởi vì nó không những gây rắc rối như bán cho các doanh nghiệp nhà nước khác, mà xét về thực chất vẫn là vi phạm chính điều quy định nêu trên của nghị định.
Tuy nhiên, vẫn có thể tiến hành phương án này bằng cách “mua thời gian” để sau đó có thể chuyển giao quyền sở hữu 80% của công ty cho các nhà đầu tư thật sự với giá tốt nhất nhằm thu tiền về cho Nhà nước. Đấy là phương án tốt thứ nhì, phương án 2.
Theo phương án 2, Chính phủ quyết định (Chính phủ là đại diện chủ sở hữu của VNPT và có quyền quyết định chứ đừng giao cho VNPT quyền này) biến một trong hai công ty trên của VNPT thành một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: VNPT sở hữu 20% và SCIC sở hữu 80% với điều kiện trong một số năm SCIC bán đi một phần đáng kể số 80% đó cho các nhà đầu tư khác (tốt nhất là không cho các doanh nghiệp nhà nước mà cho các nhà đầu tư tư nhân). Giải pháp này chưa thực sự tốt như phương án thứ nhất, song có thể là một bước đệm để tiến tới cách thứ nhất. Nó dễ tiến hành. Nhà nước có thêm thời gian để bán 80% của công ty đó với các điều kiện tốt hơn trong một thời gian thí dụ không quá 5 – 6 năm. Nó cũng cho phép các nhà đầu tư tư nhân có một đầu mối để mua cổ phần, đó là SCIC. Đây là phương án tốt thứ nhì, nhưng trong bối cảnh hiện thời có thể là phương án tốt nhất.
NGUYỄN QUANG A - Theo SGTT