“Kẻ thù của tự tin là dễ nản lòng, và sợ hãi”, ông nói. Vậy nên, là cha mẹ, chúng ta cần khuyến khích và hỗ trợ trẻ khi chúng chuẩn bị đối mặt với các nhiệm vụ khó. Tự tin là một trong những món quà lớn nhất cha mẹ có thể tặng cho con trẻ.
Carl Pickhardt, một nhà tâm lý học và là tác giả của 15 đầu sách dành cho các bậc phụ huynh, cho rằng, một đứa trẻ thiếu tự tin sẽ do dự khi cần thử một điều gì mới mẻ hoặc mang tính thử thách vì chúng sợ bị sai hoặc làm phiền người khác.
Ảnh AP |
Điều này cản trở con trẻ thực sự tham dự vào cuộc sống và ngăn cản cơ hội có được một sự nghiệp thành công.
“Kẻ thù của tự tin là dễ nản lòng, và sợ hãi”, ông nói. Vậy nên, là cha mẹ, chúng ta cần khuyến khích và hỗ trợ trẻ khi chúng chuẩn bị đối mặt với các nhiệm vụ khó.
Dưới đây là 17 điều để cha mẹ có thể thực hiện trong ứng xử với con trẻ.
1. Trân trọng các cố gắng, không quan trọng thắng thua
Khi con lớn lên, con sẽ thấy rằng quá trình làm quan trọng hơn đích đến.
Nên khi con ghi được bàn thắng hay có đá trật bóng ra khỏi khung thành, hãy cười vui, con trẻ sẽ không phải bối rối bởi con đã cố mà.
Kiên trì, kiên nhẫn cố gắng hết sức sẽ khiến con trẻ tự tin hơn là đôi khi chúng làm đúng được việc gì đó.
2. Khuyến khích tập luyện để tăng khả năng lực
Khuyến khích con luyện tập những gì con thích, nhưng không tạo áp lực lên việc con làm.
Harmony Shu, một “quái nhân” đàn piano, nói với Ellen DeGeneres rằng cô ấy bắt đầu luyện tập đàn từ lúc mới 3 tuổi.
“Luyện tập đòi hỏi nỗ lực một cách tự tin, vì biết rằng sự tiến bộ sẽ là phần thưởng tiếp theo sau nỗ lực” - Pickhardt giải thích.
3. Để con trẻ tự nhận thấy vấn đề của mình
“Sự giúp đỡ của cha mẹ chỉ khiến cho trẻ mất tự tin trong việc tự làm việc và tự tìm thấy các vấn đề của mình”.
4. Để con sống đúng tuổi
Đừng hy vọng con làm giống như người lớn. “Khi trẻ thấy rằng chỉ làm giống cha mẹ mình là tốt, cái tiêu chuẩn vô lý thế sẽ khiến trẻ ngừng cố gắng. Cha mẹ bắt trẻ cố gắng đạt được các kỳ vọng hơn tuổi cũng khiến trẻ mất tự tin.
5. Khơi gợi trí tò mò
Đôi khi việc trẻ hỏi quá nhiều khiến cha mẹ mệt, nhưng cần phải khuyến khích việc đó.
Paul Harris ở Đại học Harvard trả lời báo The Guardian rằng việc đặt câu hỏi rất có ích trong việc phát triển của trẻ nhỏ vì việc đó cho trẻ thấy “có nhiều thứ trẻ không biết… rằng đâu đó trong thế giới tri thức vô hình, có nhiều nơi trẻ chưa ghé thăm”.
Khi trẻ bắt đầu đến trường, những trẻ đến từ các gia đình có ít phòng riêng, nơi chúng được khuyến khích đặt các câu hỏi tò mò, sẽ có một chút nhỉnh hơn các bạn cùng lớp vì trẻ đã quen với việc nhận thông tin từ cha mẹ thế nào, báo The Guardian cho hay, và điều đó dẫn đến việc trẻ biết cách nhận thông tin từ giáo viên của trẻ. Nói cách khác, trẻ biết cách học tốt hơn và nhanh hơn.
6. Tạo các thử thách mới cho trẻ
Cho trẻ thấy rằng, trẻ có thể có được các kết quả từng bước trước khi có được kết quả cuối cùng, như việc lái xe đạp mà không cần thêm bánh đỡ.
“Cha mẹ có thể vun đắp tính tự tin của trẻ bằng cách tăng dần các trách nhiệm cần có cho trẻ”.
Các dự án thiện nguyện có thể giúp các nhóm cộng đồng ở các quốc gia như Nepal, nơi còn nhiều không có nhà cửa sau trận động đất từ năm 2015 (Nguồn:Omar Havana/Getty Images) |
7. Tránh ngắt lời hoặc đoán trước lời trẻ
Các hành vi đó có thể làm trẻ mất hứng. Việc cha mẹ lạm quyền không nuôi nấng tính cách tự tin.
8. Không chỉ trích cách trẻ “thể hiện”
Chẳng gì làm trẻ cụt hứng hơn việc bị chế diễu việc trẻ đang cố làm. Nhận xét một cách có gợi ý và thử các đề nghị để lựa chọn – nhưng không bao giờ bảo rằng việc trẻ đang làm là xấu.
Nếu trẻ sợ bị thất bại, vì trẻ lo rằng cha mẹ sẽ bực mình hoặc thất vọng, trẻ sẽ không bao giờ thử cách mới.
“Thường thì các lời nhận xét có tính phê phán của bố mẹ chỉ làm trẻ cụt hứng và mất khả năng tích cực”.
9. Coi sai lầm như những viên gạch xây nhà – học – hỏi
“Học hỏi từ các sai, nhầm sẽ xây dựng tính tự tin” Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi cha mẹ hiểu rằng cần coi các sai, nhầm như các cơ hội để học hỏi và phát triển.
Đừng quá bảo bọc trẻ. Cho phép trẻ bừa bộn chỗ này chỗ kia một tí, rồi nói sau để trẻ hiểu cần phải làm gì.
Pickhardt cho rằng cha mẹ thỉnh thoảng cũng nên thấy những lúc “ừm, ồ, ối” là lúc để khuyến khích trẻ đừng sợ các sai, hỏng.
10. Mở cánh cửa đến với các trải nghiệm mới
Là cha mẹ, phải có trách nhiệm làm đầy thêm các trải nghiệm và khám phá cuộc sống của trẻ, khiến trẻ phát triển tự tin hơn với thế giới rộng lớn bên ngoài.
Hé lộ các điều mới mẻ với trẻ sẽ cho trẻ thấy chẳng vấn đề gì với cái vẻ khác lạ, đáng sợ của sự việc, và trẻ có thể chinh phục nó.
11. Dạy trẻ những việc bạn biết cách làm
Bạn là người hùng của con bạn – ít nhất là tới khi con trẻ đến tuổi thiếu niên.
Hãy tỏ sức mạnh trong việc dạy trẻ những việc bạn biết, về cách bạn suy nghĩ, hành động và nói năng như thế nào. Hãy tự là một tấm gương tốt, là một hình mẫu có quy tắc.
Pickhardt cho rằng, khi thấy bạn thành công, trẻ sẽ tự tin rằng trẻ cũng làm được như thế.
12. Đừng để trẻ biết bạn lo lắng về chúng
Nỗi lo lắng của cha mẹ làm trẻ hiểu nhầm rằng trẻ không đủ tin cậy. Cha mẹ trông tự tin sẽ khuyến khích con trẻ tự tin.
13. Hỗ trợ khi trẻ phải xử lý nghịch cảnh
Cuộc sống vốn không công bằng. Sống khó và trẻ em phải học cách quen với điều đó, đôi khi.
Khi trẻ đối mặt với nghịch cảnh, cha mẹ nên chỉ ra cách chấp nhận các thử thách đó để trẻ tăng khả năng lấy lại cân bằng.
Điều quan trọng là nhắc nhở trẻ hiểu rằng “chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai” (Mượn ca từ của ca sĩ, nhạc sĩ Trần Lập).
14. Có thể đề nghị bạn giúp hoặc hỗ trợ, nhưng không lạm dụng
Giúp trẻ quá nhiều sẽ khiến trẻ giảm khả năng tự làm việc.
Thỉnh thoảng cha mẹ giúp trẻ tự làm sẽ khiến trẻ tự tin hơn.
15. Cười vui khi trẻ thử làm điều gì mới
Có thể trẻ muốn đi chơi cùng đội bóng rổ hoặc chơi trò “rồng lửa”, cha mẹ nên khuyến khích trẻ thử làm điều mới. Có thể nói đơn giản rằng: “Con thừa sức thử trò đó!”
“Tiện nghi đến từ cảm giác gắn bó với những gì thân thuộc, can đảm đòi hỏi đương đầu với cái mới và cái khác biệt”.
16. Thể hiện sự thích thú học hỏi
Con trẻ quan sát cách cha mẹ hành động hằng ngày. Nên nếu bạn thích thú với cách trẻ học bơi hoặc nói một ngôn ngữ mới, thì trẻ cũng sẽ thích thú với những điều đó.
“Học tập là một việc khó, và khi đạt được, sẽ tạo một sự tự tin, khích lệ trẻ học tiếp, hãy thể hiện ý muốn phát triển”.
17. Thể hiện quyền, nhưng không quá tạo áp lực hoặc khắc nghiệt
Khi cha mẹ quá nghiêm khắc hoặc ra lệnh, trẻ sẽ không tự tin được nữa.
“Vì bị dạy bảo, trẻ hành động mất hoàn hảo”.
Phạm Minh Đăng dịch (theo Jacquelyn Smith/ Independent)