Thu nhập trung bình hằng năm của phụ nữ hiện nay chỉ hơn một nửa so với nam giới, 10.778 USD so với 19.873 USD.

Theo chỉ số công bằng giới tính hằng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 25-10, phải 170 năm nữa thì mới có bình đẳng kinh tế giữa nữ và nam, hay nói cách khác thu nhập nữ và nam mới ngang bằng nhau.

WEF đã sử dụng dữ liệu từ Tổ chức Lao động Thế giới, Chương trình phát triển LHQ và Tổ chức Y tế Thế giới khảo sát, đánh giá mức độ bình đẳng về giáo dục, y tế, kinh tế, quyền lực chính trị giữa nam và nữ ở 144 nước.

{keywords}
Phải 170 năm nữa lương phụ nữ mới bằng nam giới. Ảnh: INEQUALITY PROJECTS

Iceland, Phần Lan đứng hàng đầu trong 144 nước WEF khảo sát. Kế đó là Na Uy, Thụy Điển, Rwanda. Rwanda là nước ở châu Phi - châu lục kém phát triển nhưng đã có bước tiến rất nhanh trong công bằng thu nhập giữa hai giới và có tỉ lệ phụ nữ làm nghị sĩ trong Quốc hội cao nhất thế giới.

Đứng hàng cuối bảng xếp hạng là các nước Yemen, Syria, Saudi Arabia, Iran.

Tiêu chí để đo lường sự bất bình đẳng kinh tế hai phái là tỉ lệ nam giới và phụ nữ tham gia thị trường lao động, thu nhập từ việc làm và thăng tiến trong công việc.

Tỉ lệ tham gia làm kinh tế và cơ hội kinh tế của phụ nữ chỉ hơn một nửa của nam giới, tỉ lệ 59%. Trên thế giới, chỉ 54% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia vào nền kinh tế, so với 81% nam giới.

Thu nhập trung bình hằng năm của phụ nữ chỉ hơn một nửa của nam giới, 10.778 USD so với 19.873 USD.

Với các con số này, cộng với việc khoảng cách bất bình đẳng kinh tế nam nữ năm 2015 thêm mở rộng, WEF tính toán hai phái sẽ không có bình đẳng kinh tế sau 170 năm nữa.

Thống kê của WEF năm ngoái dự đoán bất bình đẳng kinh tế giữa hai phái có thể sẽ được rút ngắn sau 118 năm nữa. Tuy nhiên, trong thống kê năm nay WEF đã điều chỉnh tăng thời gian lên 170 năm vì tiến trình bình đẳng trong trả lương và tuyển dụng giữa nam và nữ năm 2015 bị trì trệ đáng kể, quay trở về mức năm 2008.

Trong khi bất bình đẳng kinh tế giữa hai phái thụt lùi thì bất bình đẳng về chính trị có bước cải thiện. Và thời gian phụ nữ tìm được bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực này là 82 năm nữa.

Mỹ đứng thứ 73 về trao quyền lực chính trị cho phụ nữ, tỉ lệ ảnh hưởng của phụ nữ trong việc ra quyết định chính trị cao nhất thế giới.

Thời gian phụ nữ tìm được sự bình đẳng về giáo dục với nam giới được xem là ngắn nhất, 10 năm nữa.Theo chỉ số công bằng giới tính hằng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 25-10, phải 170 năm nữa thì mới có bình đẳng kinh tế giữa nữ và nam, hay nói cách khác thu nhập nữ và nam mới ngang bằng nhau.

WEF đã sử dụng dữ liệu từ Tổ chức Lao động Thế giới, Chương trình phát triển LHQ và Tổ chức Y tế Thế giới khảo sát, đánh giá mức độ bình đẳng về giáo dục, y tế, kinh tế, quyền lực chính trị giữa nam và nữ ở 144 nước.

Iceland, Phần Lan đứng hàng đầu trong 144 nước WEF khảo sát. Kế đó là Na Uy, Thụy Điển, Rwanda. Rwanda là nước ở châu Phi - châu lục kém phát triển nhưng đã có bước tiến rất nhanh trong công bằng thu nhập giữa hai giới và có tỉ lệ phụ nữ làm nghị sĩ trong Quốc hội cao nhất thế giới.

Đứng hàng cuối bảng xếp hạng là các nước Yemen, Syria, Saudi Arabia, Iran.

Tiêu chí để đo lường sự bất bình đẳng kinh tế hai phái là tỉ lệ nam giới và phụ nữ tham gia thị trường lao động, thu nhập từ việc làm và thăng tiến trong công việc.

Tỉ lệ tham gia làm kinh tế và cơ hội kinh tế của phụ nữ chỉ hơn một nửa của nam giới, tỉ lệ 59%. Trên thế giới, chỉ 54% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia vào nền kinh tế, so với 81% nam giới.

Thu nhập trung bình hằng năm của phụ nữ chỉ hơn một nửa của nam giới, 10.778 USD so với 19.873 USD.

Với các con số này, cộng với việc khoảng cách bất bình đẳng kinh tế nam nữ năm 2015 thêm mở rộng, WEF tính toán hai phái sẽ không có bình đẳng kinh tế sau 170 năm nữa.

Thống kê của WEF năm ngoái dự đoán bất bình đẳng kinh tế giữa hai phái có thể sẽ được rút ngắn sau 118 năm nữa. Tuy nhiên, trong thống kê năm nay WEF đã điều chỉnh tăng thời gian lên 170 năm vì tiến trình bình đẳng trong trả lương và tuyển dụng giữa nam và nữ năm 2015 bị trì trệ đáng kể, quay trở về mức năm 2008.

Trong khi bất bình đẳng kinh tế giữa hai phái thụt lùi thì bất bình đẳng về chính trị có bước cải thiện. Và thời gian phụ nữ tìm được bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực này là 82 năm nữa.

Mỹ đứng thứ 73 về trao quyền lực chính trị cho phụ nữ, tỉ lệ ảnh hưởng của phụ nữ trong việc ra quyết định chính trị cao nhất thế giới.

Thời gian phụ nữ tìm được sự bình đẳng về giáo dục với nam giới được xem là ngắn nhất, 10 năm nữa.

(Theo PL TP.HCM)