- 18 ngư dân trong số 122 người bị hải quân Philippines bắt giữ tại vị trí cách bờ biển Tamburok, Balabac, tỉnh Palawan của Philippines khoảng 2 hải lý đã về nước.
18 ngư dân đầu tiên trong số 122 người bị hải quân Philippines bắt giữ tại vị trí cách bờ biển Tamburok, Balabac, tỉnh Palawan của Philippines khoảng 2 hải lý đã đáp chuyến bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Tâm sự người bị bắt
Khoảng 15h55’ ngày 23/09, nhóm 18 ngư dân đầu tiên đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Toàn bộ tiền vé máy bay đưa 77 trong số 122 ngư dân Việt Nam từ tỉnh Palawan về Thành phố Hồ Chí Minh được ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn IMEXPAN PACIFIC tài trợ.
Tay xách chiếc ba lô đã bạc thếch vì gió biển trong những chuyến ra khơi đánh bắt xa bờ, anh Đặng Tiến (41 tuổi, ngư dân thuộc đảo Phú Quý) không giấu nổi xúc động: “Bây giờ tôi chỉ mong muốn lên xe về nhà ngay vì nhớ vợ con quá. Hơn 20 năm làm cái nghề này, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy hoang mang như chuyến ra khơi vừa qua”.
Theo lời anh Tiến, đời sống gia đình anh vô cùng khó khăn, anh Tiến là trụ cột chính nuôi sống cả gia đình. Từ ngày bị bắt giữ và tạm giam ở doanh trại quân đội Bộ Chỉ huy Quân sự miền Tây của Philippinescho đến nay, không biết bao nhiêu lần vợ con anh gọi điện tưởng như khóc ngất vì nghĩ anh sẽ bị giam giữ luôn ở nơi đất khách quê người.
Cùng tâm trạng như anh Tiến là ngư dân trẻ Đỗ Phi Hùng (21 tuổi). Hùng cho biết đã theo tàu đánh bắt cá ngoài biền từ 7 năm nay. Vào đầu tháng 5 vừa rồi, Hùng và 121 người khác được thuê đi sang Philippines đánh bắt hải sản theo hợp đồng kinh tế giữa Doanh nghiệp tư nhân Long Hải Long của Việt Nam và Công ty Premiere International Interfishing của Philippines.
Tuy nhiên, các tàu cá và ngư dân nói trên đã đi vào vùng biển của Philippines trong khi chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết nên đã bị bắt giữ. Lần đầu tiên vướng vào vòng lao lý nơi đất khách nên Hùng cho biết: “chuyến này về có lẽ em bỏ nghề vì lo sợ quá, may mà vừa rồi được toà án trả tự do”.
Trần Minh Lực (22 tuổi) có lẽ là ngư dân ít tuổi nhất trong số 122 ngư dân bị bắt không dấu được vẻ mặt buồn rười rượi : “ được về nước chuyến đầu em vui lắm nhưng vui thì vui mà lo vì không biết giờ đây phải kiếm đâu ra tiền trả nợ cho người ta”.
Lực tâm sự: “Nhà em nghèo có 6 anh chị em, 3 chị gái đã đi lấy chồng, trước em có 1 anh trai nhưng do sức khỏe yếu chỉ ở nhà làm việc trong xóm. Sau em còn hai em trai nhỏ nữa. Vì nhà quá nghèo nên học đến lớp 4 em đã phải nghỉ học theo các anh em trong xã ra khơi đánh cá. Mới đây khi phong trào đóng tàu lớn để ra ngư trường lớn nở rộ em đã bàn với ba mẹ chạy vạy vay mượn được gần 140 triệu đồng để hùn vốn đi ra khơi."
Lực cho biết, lần này vay mượn tiền đi thì bị bắt nên bây giờ mất hết rồi, không biết phải làm gì để có tiền trả nợ nữa.
Chưa xử lý doanh nghiệp, từ chối 25.000 USD ?
Trả lời VietNamNet, ông Huỳnh Văn Hưng, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cho biết: “Tỉnh và huyện đã tổ chức xe đưa 18 ngư dân về. Tuy nhiên, số tiền mà ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn IMEXPAN PACIFIC tài trợ mua vé cho 77 ngư dân trở về đang được xem xét hoàn trả”.
Trong khi đó, phát biểu trước đông đảo báo giới tại sân bay Tân Sơn Nhất chiều cùng ngày, ông Jonathan Hạnh Nguyễn bày tỏ quan điểm: “Việc mua vé máy bay giúp 77 ngư dân huyện Phú Quý về nước là tấm lòng của riêng cá nhân tôi. Trong khi UBND tỉnh chưa sắp xếp được kinh phí và tôi cũng cảm thấy nôn nóng với việc ngư dân mắc kẹt tại Philippines nên đã chủ động tiến hành”.
Theo lời vị mạnh thường quân này, đã có thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận sẽ hoàn trả số tiền mua vé giúp ngư dân về nước nhưng ông tha thiết mong mỏi, nếu hoàn trả UBND tỉnh hãy trích số tiền đó giúp đỡ những ngư dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Ngoài thông tin về số tiền có nguy cơ bị từ chối này, ông Huỳnh Văn Hưng cũng cho hay hiện cơ quan chức năng vẫn chưa có hướng xử lý doanh nghiệp tư nhân Long Hải Long vì thiếu sót trong việc hoàn tất các hợp đồng kinh tế với đối tác khiến 122 ngư dân gặp nạn.
Trước đó 1 ngày, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã gửi Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Bình Thuận danh sách 77 ngư dân về nước bằng máy bay. 45 người còn lại sẽ về Việt Nam bằng đường thủy sau khi phía Philippines trao trả bảy chiếc tàu đánh cá mà họ đang tạm giữ của ngư dân. 60 ngư dân còn lại sẽ bay trên hai chuyến bay về nước vào các ngày 25 và 26/9.
Quốc Quang
18 ngư dân đầu tiên trong số 122 người bị hải quân Philippines bắt giữ tại vị trí cách bờ biển Tamburok, Balabac, tỉnh Palawan của Philippines khoảng 2 hải lý đã đáp chuyến bay xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
Tâm sự người bị bắt
Khoảng 15h55’ ngày 23/09, nhóm 18 ngư dân đầu tiên đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất. Toàn bộ tiền vé máy bay đưa 77 trong số 122 ngư dân Việt Nam từ tỉnh Palawan về Thành phố Hồ Chí Minh được ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn IMEXPAN PACIFIC tài trợ.
18 ngư dân xuống sân bay Tân Sơn Nhất |
Theo lời anh Tiến, đời sống gia đình anh vô cùng khó khăn, anh Tiến là trụ cột chính nuôi sống cả gia đình. Từ ngày bị bắt giữ và tạm giam ở doanh trại quân đội Bộ Chỉ huy Quân sự miền Tây của Philippinescho đến nay, không biết bao nhiêu lần vợ con anh gọi điện tưởng như khóc ngất vì nghĩ anh sẽ bị giam giữ luôn ở nơi đất khách quê người.
Cùng tâm trạng như anh Tiến là ngư dân trẻ Đỗ Phi Hùng (21 tuổi). Hùng cho biết đã theo tàu đánh bắt cá ngoài biền từ 7 năm nay. Vào đầu tháng 5 vừa rồi, Hùng và 121 người khác được thuê đi sang Philippines đánh bắt hải sản theo hợp đồng kinh tế giữa Doanh nghiệp tư nhân Long Hải Long của Việt Nam và Công ty Premiere International Interfishing của Philippines.
Sự lo âu hiện lên nét mặt của từng người |
Trần Minh Lực (22 tuổi) có lẽ là ngư dân ít tuổi nhất trong số 122 ngư dân bị bắt không dấu được vẻ mặt buồn rười rượi : “ được về nước chuyến đầu em vui lắm nhưng vui thì vui mà lo vì không biết giờ đây phải kiếm đâu ra tiền trả nợ cho người ta”.
Lực tâm sự: “Nhà em nghèo có 6 anh chị em, 3 chị gái đã đi lấy chồng, trước em có 1 anh trai nhưng do sức khỏe yếu chỉ ở nhà làm việc trong xóm. Sau em còn hai em trai nhỏ nữa. Vì nhà quá nghèo nên học đến lớp 4 em đã phải nghỉ học theo các anh em trong xã ra khơi đánh cá. Mới đây khi phong trào đóng tàu lớn để ra ngư trường lớn nở rộ em đã bàn với ba mẹ chạy vạy vay mượn được gần 140 triệu đồng để hùn vốn đi ra khơi."
Lực cho biết, lần này vay mượn tiền đi thì bị bắt nên bây giờ mất hết rồi, không biết phải làm gì để có tiền trả nợ nữa.
Chưa xử lý doanh nghiệp, từ chối 25.000 USD ?
Trả lời VietNamNet, ông Huỳnh Văn Hưng, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cho biết: “Tỉnh và huyện đã tổ chức xe đưa 18 ngư dân về. Tuy nhiên, số tiền mà ông Jonathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn IMEXPAN PACIFIC tài trợ mua vé cho 77 ngư dân trở về đang được xem xét hoàn trả”.
Ngư dân kể về những ngày tháng bị tạm giữ tại Philippines |
Theo lời vị mạnh thường quân này, đã có thông tin từ UBND tỉnh Bình Thuận sẽ hoàn trả số tiền mua vé giúp ngư dân về nước nhưng ông tha thiết mong mỏi, nếu hoàn trả UBND tỉnh hãy trích số tiền đó giúp đỡ những ngư dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Các ngư dân lên xe từ sân bay về Phan Thiết |
Trước đó 1 ngày, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines đã gửi Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Bình Thuận danh sách 77 ngư dân về nước bằng máy bay. 45 người còn lại sẽ về Việt Nam bằng đường thủy sau khi phía Philippines trao trả bảy chiếc tàu đánh cá mà họ đang tạm giữ của ngư dân. 60 ngư dân còn lại sẽ bay trên hai chuyến bay về nước vào các ngày 25 và 26/9.
Quốc Quang