Những nhân vật đầy quyền uy bất ngờ sa cơ. TTCK chao đảo, bốc hơi hàng tỷ USD trong vài ngày. Những thời điểm biến động và suy giảm mạnh nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2012 đều mang dấu ấn đại gia.
Nghịch cảnh nhà Trần Mộng Hùng và Đặng Văn Thành
Ngày 21/8/2012 có lẽ là một ngày đáng buồn nhất với nhiều người nắm giữ chứng khoán khi mà giá cổ phiếu đồng loạt giảm sàn, bất kể tốt xấu. Hàng chục ngàn tỷ đồng giá trị cổ phiếu đã không cánh mà bay, tiếng kêu than vang dội trên thị trường.
Sự kiện đó được truyền miệng là “ngày Thứ 3 đen tối” xảy ra khi thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, một doanh nhân được xếp vào nhóm giàu nhất Việt Nam, có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực ngân hàng, bị bắt giam, điều tra về các sai phạm trong hoạt động kinh tế.
Người đàn ông đầy quyền uy giấu sau vẻ lầm lũi kín tiếng và cũng là người đi đầu trong việc “cải tổ” nền bóng đá trong nước bị bắt vì thủ đoạn kinh doanh ngoắt ngoéo trái phép khiến giới đầu tư ngã ngửa và không dấu nổi sự hốt hoảng. Nỗi lo sợ mơ hồ cùng với áp lực nghi ngờ về hiện tượng bán khống đã kéo thị trường gần như rơi tự do trong một khoảng thời gian khá dài.
Sự cố của một doanh nhân gây ảnh hưởng TTCK trên phạm rộng như trường hợp bầu Kiên cũng đã xảy ra không ít trên thế giơi nhưng. Tính chung trong ba ngày từ khi bầu Kiên bị bắt giữ, TTCK đã bốc hơi tổng cộng 3,85 tỷ USD. Chỉ số VN-Index của Sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) mất 10,2%, còn HNX-Index của Sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) mất 13,4%. Giá trị vốn hóa của HOSE giảm gần 68 nghìn tỷ đồng, xuống chỉ còn 605 nghìn tỷ đồng.
Trên sàn HNX, vốn hóa cũng giảm 12,6 nghìn tỷ xuống còn 82,5 nghìn tỷ đồng.
Hiện tượng bán tháo diễn ra mạnh mẽ trước tiên ở hai cổ phiếu ngân hàng ACB và EIB, sau đó đã kích hoạt hoạt động bán bằng mọi giá ở tất cả các cổ phiếu còn lại. Gần như toàn bộ các cổ phiếu blue-chip đều bị bán sàn và hết sạch dư mua trong ba ngày đen tối 21-23/8.
Chỉ trong nói trên, cổ phiếu ACB đã giảm 19%, từ 25.900 đồng/cp xuống 21.000 đồng/cp, tương đương giá trị vốn hóa thị trường sụt giảm mất gần 4.900 tỷ đồng (hơn 230 triệu USD). Một tháng sau “sự cố”, cổ phiếu ACB giảm xuống tới gần 15.000 đồng/cp.
Tác động của vụ bầu Kiên tới TTCK đã được hàng loạt kênh thông tin tài chính chứng khoán lớn trên thế giới đưa tin và không ít các cổ đông ngoại của ACB như Standard Chartered APR Ltd (8,77%), Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited (6,23%), Dragon Financial Holdings Ltd (7,26%), Connaught Investors Ltd (6,81%) chắc hẳn không khỏi lo lắng.
Vòng xoáy nhà Đăng Văn Thành”
Chỉ hơn hai tháng sau vụ bầu Kiên, quyết định từ nhiệm của một đại gia ngân hàng khác là ông Đăng Văn Thành tại Ngân hàng Sacombank lại khiến TTCK rúng động, bốc hơi cả tỷ USD.
Ngày 2/11, TTCK chứng kiến sự u ám bao trùm khi mà số mã cổ phiếu niêm yết trên hai sàn đồng loạt giảm giá, trong đó đa số giảm sàn. Tâm chấn lần này không phải là ACB nhưng vẫn là một mã ngân hàng là STB của Sacombank và nhóm cổ phiếu liên quan tới gia đình đại gia Đăng Văn Thành: cổ phiếu SCR, SBT…
Cho dù thông tin chính thức không được công bố từ đầu phiên hôm đó nhưng những tin đồn lan tràn trên mọi phương tiện đã kéo thị trường sụt giảm. Sau khi kết thúc phiên giao dịch, Sacombank đã công bố thông tin Thời điểm rời vị trí cao nhất tại Sacombank, ông Đặng Văn Thành nắm giữ 42,7 triệu cổ phiếu STB, ông Đặng Hồng Anh - con trai ông Thành nắm 32,3 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, ông Hồng Anh còn nắm giữ 14,2 triệu cổ phiếu SCR sau khi thoái vốn mạnh, bán 21,45 triệu đơn vị cổ phiếu này thời gian gần đây. Bà Huỳnh Bích Ngọc - vợ ông Thành nắm 1,5 triệu cổ phiếu ở SBT và 0,67 triệu cổ phiếu BHS.
Với những biến động mạnh trên thị trường và tâm điểm chính là những cổ phiếu thuộc “họ nhà mình”, chỉ trong một phiên giao dịch, tài sản tính theo giá cổ phiếu của gia đình ông Đặng Văn Thành bị bào mòn gần 50 tỷ đồng.
Không chỉ các cổ phiếu liên quan tới gia đình ông Đặng Văn Thành, hàng trăm mã cổ phiếu trên cả 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giảm rất mạnh trong phiên giao dịch 2/11. Các nhà đầu tư đã ồ ạt tháo chạy khiến chỉ số VN-Index mất gần 13 điểm (-3,3%), còn HNX-Index rớt 3,04%. Chỉ số HNX30 - đo lường 30 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất trên sàn Hà Nội thậm chí còn mất tới hơn 4,3%.
Diễn biến của phiên giao dịch 2/11 khá giống như phiên ngày 21/8. Tính chung trong ngày mà ông Thành rời ghế Chủ tịch HĐQT Sacombank sau 20 năm gắn bó, giá trị vốn hóa của HOSE đã giảm hơn 20.000 tỷ đồng, trong khi đó HNX mất gần 2.300 tỷ đồng.
TTCK trong phiên giao dịch sau đó ổn định hơn so với trường hợp bầu Kiên. Tuy nhiên, các cổ phiếu họ “Sacom” vẫn bị bán ra rất mạnh. Tới ngày 5/11, tâm điểm của thị trường vẫn dồn vào Sacombank và Sacomreal. STB là cổ phiếu ngân hàng duy nhất tiếp tục mất điểm, trong khi đó SCR của Chủ tịch Đặng Hồng Anh vẫn bị bán tháo tại giá đáy. Các cổ phiếu của Đường Biên Hòa (BHS) và Bourbon Tây Ninh (SBT) đều giao dịch khối lượng thấp tại mức giá sàn.
Biến động theo mua bán sáp nhập
Không chỉ sốc vì cổ phiếu giảm giá như rơi tự do, giới đầu tư chứng khoán trong năm 2012 cũng chứng kiến cảnh cổ phiếu tăng giá trong nghi ngờ, tăng trong tin đồn, đặc biệt với một số mã ngành ngân hàng nơi là tâm điểm của các vụ thâu tóm, mua bán sáp nhập hồi đầu năm.\
Vào những ngày đầu tháng 4/2012, cuối cùng những đồn đoán, nghi ngờ và suy diễn cùng những lời phủ nhận, biện minh cũng dần ra ánh sáng khi mà NHNN đã nhất trí về chủ trương cho Ngân hàng Habubank (HBB) sáp nhập vào SHB.
in đồn về việc HBB sáp nhập vào SHB trong 3 tháng đầu năm đã khiến cổ phiếu HBB tăng được gần 100% và SHB cũng tăng rất mạnh. Trong thời gian khoảng tháng 3, cổ phiếu HBB đã trở thành một hiện tượng trên TTCK với khối lượng giao dịch tăng đột biến gấp hàng chục lần lên 20-40 triệu đơn vị được chuyển nhượng/phiên. Theo đó, giá cũng tăng từ mức hơn 4.000 đồng lên 7.400 đồng/cp.
Một trường hợp không hề kém sốc hồi đầu năm là hiện tượng giá leo thang không ngừng và được mua bán thỏa thuận cũng như trên sàn như vật đổi sao rời với cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank. Không hình dung được chuyện gì đang xảy ra, nhiều người chỉ biết rằng những khối lượng giao dịch cực sốc của STB đã khiến giá cổ phiếu này nhanh chóng tăng từ khoảng 11.000-12.000 đồng/cp hồi cuối 2011 lên trên 20.000 đồng/cp sau đó vài tháng.
Sau này, khi mà Eximbank đứng ra tuyên bố đại diện cho nhóm cổ đông lớn với trên 50% và HĐQT có thay đổi lớn với các gương mặt đến từ Ngân hàng Phương Nam, Eximbank thì giới đầu tư mới thực sự biết đến một vụ thâu tóm.
Cùng với sự bùng nổ khá sốc của một loạt các mã gắn liền với tin đồn thâu tóm sáp nhập như STB, SHB, HBB, EIB, SBS…, TTCK đã có một bước chuyển mình khá sốc tăng vài chục % trước khi rơi vào những tháng downtrend kéo dài tới gần cuối năm.
Có thể thấy, 2012 là một năm của những cú sốc và điều bất ngờ. Biến động của thị trường năm 2012 gắn liền với với những thay đổi lớn tại nhiều doanh nghiệp đại gia. Sự khó khăn của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung đã và đang dẫn đến những sự thay đổi lớn và điều này có lẽ còn tiếp diễn trong 2013.
Mạnh Hà