Năm 2013 đất nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó không phải là những vấn đề mới nhưng luôn diễn biến khiến việc xử lý không hề dễ dàng.
Có nhiều lý do khiến cho lạm phát vẫn có nguy cơ tăng cao trở lại trong năm 2013. Tuy đạt được những kết quả tích cực từ việc kiềm chế lạm phát năm 2012 nhưng kết quả kiềm chế lạm phát chưa thật vững chắc; sức “đề kháng” của nền kinh tế trước những cú sốc lớn từ thị trường bên ngoài và các yếu tố thiên tai, dịch bệnh... chưa cao.
Trong khi đó, tác động (theo độ trễ) của lượng tiền trong lưu
thông tăng lên từ giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án nhằm tháo gỡ khó khăn
cho DN, hỗ trợ thị trường từ năm 2012 chuyển qua và của năm 2013; tiếp tục thực
hiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như:
điện, than, dịch vụ công…Theo lộ trình sớm nhất là nhóm dịch vụ y tế với 31 tỉnh
chưa điều chỉnh giá viện phí, và khoảng 10 tỉnh chưa điều chỉnh giá bất cứ loại
phí và thuế nào.
Hiện tại, khoảng một nửa phương tiện thanh toán tăng trong năm qua được chuyển
sang mua trái phiếu. “Chốt hãm” này cho lạm phát thêm khoảng thời gian “ủ bệnh”,
nhưng rủi ro còn và lạm phát kỳ vọng cao là điều khó tránh.
Nợ xấu cao
Đến thời điểm hiện nay, nợ xấu vẫn cao và là nguy cơ lớn của nền kinh tế . Đây
là “cục máu đông”. Nợ xấu làm tắc nghẽn kênh huy động vốn của nền kinh tế, không
giải quyết được thì không thể tái cơ cấu các NHTM.
Một trong những ưu tiên của tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế nước ta trong năm
2013 và những năm tiếp theo vẫn là thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng. Và trong bối cảnh hiện nay, việc triển khai đề án này có thành công hay
không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giải quyết vấn đề nợ xấu
Tồn kho lớn, bong bóng bất động sản vỡ
Theo Bộ Công Thương, tính đến tháng 12/2012, chỉ số hàng tồn kho ở một số ngành
vẫn đứng ở mức cao. Đặc biệt, một số ngành còn có chỉ số tồn kho tăng đến 50%,
như plastic (nhựa) và xi măng Nhiều ngành khác còn tồn kho phổ biến ở mức từ
tăng 25% đến tăng gần 40%. Chỉ số tồn kho của sản xuất sắt, thép và gang tăng
40,6%. Nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng với công suất chỉ đạt 30% đến 45%.
|
Bong bong bất động sản vỡ, tổng bất động sản tồn kho nếu tính giá trị vốn đọng
lên tới 200.000 tỉ đồng."Tồn kho" bất động sản - Cái lõi của "cục máu đông" .
Có thể nói, đã từ lâu, đây được coi là "cục máu đông" của nền kinh tế. Vấn đề
càng trở nên nan giải hơn thực tế một phần không nhỏ nợ xấu của ngân hàng đang
nằm ở thị trường bất động sản đã bị đóng băng hóa “ đá”.
Niềm tin thị trường bị giảm sút
Năm 2012, niềm tin của thị trường bị giảm sút nghiêm trọng, muốn khơi lại sản
xuất kinh doanh t các chính sách phải lấy lại niềm tin cho thị trường. Bởi năm
2012 là năm tích tụ tất cả những khó khăn, sụt giảm kinh tế kéo dài từ 2008 để
lại. Với nhiều doanh nghiệp địa ốc, khủng hoảng niềm tin còn đáng sợ hơn rất
nhiều khó khăn khác mà họ đang phải đối mặt, và cho rằng làm thế nào đưa người
mua quay lại thị trường đòi hỏi không chỉ ở nỗ lực của doanh nghiệp địa ốc mà
còn cả từ sự can thiệp của nhà nước.
Sức mua thấp
Nguồn lực DN có hạn, sức mua thấp, điều kiện sản xuất của các doanh nghiệp bị
thu hẹp đang là một nút thắt của nền kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp năm 2012
phá sản, doanh nghiệp còn lại hoạt động chỉ 30-40% công suất vì lượng tồn kho
nhiều, sức mua thấp. Năm 2012 có khoảng 55.000 doanh nghiệp phá sản. Lần đầu
tiên trong một năm số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn doanh nghiệp đăng ký.
Từ những tháng cuối 2012 và đầu năm 2013 cho thấy sức tiêu thụ tăng rất ít, chủ
yếu là nhờ vào các chương trình khuyến mại giảm giá sâu. Theo khảo sát tình hình
mua sắm sức mua bình thường đã sụt giảm rất mạnh, mức tăng vào dịp sát Tết này
khá thấp so với thời điểm này năm ngoái.
Đáng chú ý là ở một số siêu thị hiện sức mua không tăng mà còn giảm, kể cả đối
với các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.
Cuối cùng, nguy cơ về những cú sốc từ bên ngoài vẫn đang tiềm ẩn, có thể tác
động xấu đến kinh tế nước ta, sức “đề kháng” của nền kinh tế trước những cú sốc
lớn từ thị trường bên ngoài và các yếu tố thiên tai, dịch bệnh... chưa cao
Những thách thức kinh tế 2013 đã rõ. Chính phủ đã chỉ rõ hướng đi, có bài thuốc
cho từng khó khăn thách thức năm 2013. Trong báo cáo của Thủ tướng ngày
14/11/2012 trước Quốc hội đã nhấn mạnh ba nhóm giải pháp đồng bộ để hỗ trợ thị
trường. Trong đó, đầu tiên là phải hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho
bằng công cụ tín dụng. Thứ hai là xử lý nợ xấu bằng biện pháp tổng hợp, kể cả
khoanh nợ. Thứ ba là làm ấm thị trường bất động sản bằng nhiều giải pháp trong
đó có quy hoạch, chính sách về tài khóa và tín dụng, ba vấn đề này đan xen với
nhau.
Tiếp đó trong Thông điệp đầu năm của Thủ tướng và trong Nghị quyết 01/NQ-CP về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2013 và Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của Chính phủ mới
ban hành trong những ngày gần đây đã cho thấy những biện pháp trong chỉ đạo điều
hành, giải quyết những khó khăn trong năm 2013 này là đồng bộ và rõ ràng về tư
tưởng ngay từ đầu năm.
Vấn đề cần quan tâm bây giờ là việc triển khai thực hiện để lấy lại đà tăng
trưởng, niềm tin của thị trường sẽ tăng lên.
Trí Long