- Cái giá phải trả cho sự nông nổi của hai bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý là 3 năm tù. Đây thực sự là "bài học lớn" cho các giáo viên mầm non thiếu hiểu biết, kém kỹ năng sư phạm.

Bà Trần Thị Minh Hải, hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Minh Hải (quận Đống Đa, Hà Nội): "3 năm tù cho bị cáo Lê Thị Đông Phương vẫn còn nhẹ..."

Tôi và nhiều giáo viên thực sự rất đau lòng, phẫn nộ trước sự việc vừa qua ở cơ sở mầm non tư thục Phương Anh.

{keywords}

Vụ “tra tấn” trẻ mầm non của hai bảo mẫu từng gây chấn động dư luận

Hành động của các cô khiến chúng tôi bàng hoàng. Chúng tôi - những người giáo viên mầm non thực sự yêu nghề vẫn luôn động viên nhau hết lòng thương yêu trẻ.

3 năm cho các bảo mẫu như vậy là còn nhẹ, mới chỉ dừng ở mức cảnh báo. Bà Lê Thị Đông Phương là chủ cơ sở, có bằng cấp nhưng lại vi phạm nghiêm trọng những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, dung túng cho hành động của thuộc cấp cần phải xử nặng hơn.

Riêng bà Phương phải phạt tù 18 năm mới đủ để cho những giáo viên khác thức tỉnh, đủ sức răn đe họ không vi phạm.

Còn đối với Thiên Lý, tôi thấy xử như vậy là đủ sức răn đe. Vì dù sao em cũng là nhân viên. Nếu lãnh đạo không bao che, cương quyết thì chắc em không dám làm như vậy. Em còn trẻ nhưng 3 năm cũng không phải ngắn...

Thầy Trần Tuấn Hậu, giáo viên Trường mầm non thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình (Cà Mau): "Nỗi buồn cho nhiều giáo viên"

Sự việc của các bảo mẫu tại TP.HCM là nỗi buồn cho rất nhiều những giáo viên đang cần mẫn, hết lòng yêu trẻ trên cả nước. Nhưng họ chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”.

{keywords}
Thầy Trần Tuấn Hậu (Ảnh: Văn Chung).

Dù còn khó khăn đủ bề nhưng có biết bao nhiêu thầy cô mầm non luôn động viên nhau dành trọn tình yêu cho con trẻ. Các thầy cô vẫn sáng đến trường sớm, tối về nhà muộn, coi trường học như gia đình thứ hai và các cháu ở lớp cũng như con mình vậy.

Tôi nghĩ vẫn cần có bản án nặng hơn, làm sao đủ sức răn đe những giáo viên ở đâu đó đã hoặc sẽ có hành động tương tự phải bị xử lí đích đáng.

Bà Đinh Thanh Hằng, Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai (Hà Nội): "Quản lý tốt sẽ hạn chế được việc đau lòng"

Để quản lí các cơ sở mầm non ngoài công lập vừa qua Phòng GD-ĐT Hoàng Mai đã tham mưu và được biên chế thêm 2 chuyên viên lo quản lí, kiểm tra các cơ sở.

Mỗi người phải phụ trách 3 đến 4 phường, một tháng phải dành ít nhất 4 ngày kiểm tra từ 30% đến 50% các cơ sở trên địa bàn.

Đặc biệt, năm nay chúng tôi đã có quy chế phối hợp giữa phòng GD-ĐT và các phương. Văn bản nêu rất rõ trách nhiệm của từng bên để khi sự việc nào như ở TP.HCM xảy ra thì ai sai, trách nhiệm như thế nào, không có chuyện đổ lỗi cho nhau được.

Với những cơ sở đã bị đình chỉ lần 1 nhưng vẫn lén lút hoạt động, phường đó sẽ ra thông báo đình chỉ lần 2 và phối hợp với công an dỡ biển trường, dán thông báo đình chỉ ngay tại cơ sở, đồng thời thông báo hệ thống thông tin phường để người dân nắm được.

Nếu làm chặt các khâu, phát huy trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị sẽ giảm thiểu như sự việc đau lòng như vừa qua.

Bà Phạm Thị Hồng Nga, phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội: "An toàn cho trẻ, trách nhiệm nặng nề cho trường..."

Sự việc ở TP.HCM rồi mới đây nhất báo chí đưa là ở Hải Phòng càng đặt ra trách nhiệm nặng nề cho các trường, các nhà quản lí.

{keywords}
Bà Phạm Thị Hồng Nga, phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội

Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các trường lưu ý vô cùng an toàn cho trẻ.

Nhất quyết phải có quy chế phối hợp giữa phòng giáo dục và ủy ban nhân dân xã, phường. Đề nghị các phòng GD-ĐT tham khảo quy chế phối hợp của phòng GD-ĐT để thực hiện cho tốt. Khi sự việc xảy ra cứ mở quy chế ra thì xử lí rất nhanh.

Các phòng GD-ĐT cũng cần thông tin thật nhanh, báo cáo cho lãnh đạo sở để kịp thời giải quyết.

  • Văn Chung (ghi)