Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một xã hội phát triển tiên tiến. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng văn hóa pháp lý, trong đó có xây dựng lối sống theo pháp luật trong nhân dân.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những giá trị xã hội của nền dân chủ ngày càng được củng cố và mở rộng đang đặt ra đòi hỏi bức xúc là xây dựng lối sống theo pháp luật. Và hơn nữa trong xu hướng hội nhập và phát triển toàn cầu ngày nay thì vấn đề hiểu biết về pháp luật, xây dựng lối sống theo pháp luật ở mỗi quốc gia là một vấn đề hết sức quan trọng và cũng được quan tâm đặc biệt.

phapluat.jpg

Thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay, sự hội nhập với thế giới sâu rộng hơn bao hết thì lối sống của người Việt Nam nói chung và lối sống theo pháp luật nói riêng có những thay đổi lớn, bên cạnh lối sống tích cực của một bộ phận người dân thì cũng không ít những trào lưu sống thực dụng, thói quen sinh hoạt không có ý thức pháp luật, tư tưởng lách luật… Các trào lưu sống đó diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi phải được xây dựng lại với những chuẩn mực, những giải pháp hiệu quả thiết thực nhất.

Thời gian qua, để thực hiện tốt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, thời gian qua, các địa phương, các ngành chức năng đã chú trọng xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh, phạm vi ngành mình.

Nhờ đó góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, lối sống theo chuẩn mực pháp luật và góp phần hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền; công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trở thành phương châm hành động của mọi tổ chức, cá nhân, địa phương, đơn vị, từ Trung ương tới địa phương, từ tỉnh đến cơ sở.

Pháp luật là môi trường định hướng mọi quan hệ, giao dịch, hành xử, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, quan hệ đối ngoại; hỗ trợ, tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và của xã hội.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa đề cao giá trị pháp luật của Nhà nước pháp quyền, nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội; tuyên truyền, vận động, khuyến khích mọi công dân, tổ chức chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Với ý nghĩa đó, đương nhiên, tất cả 365 ngày trong năm ngày nào cũng phải là ngày pháp luật. Hình thành thói quen tìm hiểu pháp luật trong người dân, từ đó ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, các hương ước, quy ước thôn, bản, tổ dân phố để góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, thực hiện nếp sống văn minh, duy trì an ninh trật tự cơ sở, phòng chống tệ nạn xã hội, giải quyết các tranh chấp ngay từ cơ sở, không để xảy ra điểm nóng, bức xúc...

Ngọc Minh và nhóm PV, BTV