Hệ thống phanh trên ô tô đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và sự an toàn. Việc kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên sẽ đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe.

1. Kiểm tra tổng quan

{keywords}
 

Trong quá trình lái xe, các tình huống có thể xảy ra với phanh như đạp phanh thường chạm sàn, khi phanh thì có hiện tượng xe hoặc tay lái bị rung lắc, tiếng kêu rít hoặc âm thanh kim loại va vào nhau do lớp bố thắng bị mòn… đều là những dấu hiệu cho thấy bộ phận phanh đang gặp vấn đề hư hỏng cần kịp thời sửa chữa và nhanh chóng thay mới.

Những nguyên nhân khác như chất lượng má phanh kém, lò-xo gãy, guốc phanh không đồng tâm… tạo ra âm thanh do ổ bi bị mài mòn quá mức cũng nên có cách kiểm tra và sửa chữa phù hợp.

Một chi tiết quan trọng nữa cũng ảnh hưởng đến hoạt động của phanh là hệ thống dây phanh bên dưới gầm xe, kiểm tra xem các ống dẫn dầu mềm và ống dẫn kim loại có bị rò rỉ hoặc va chạm với những bộ phận khác như ống pô, bộ phát nhiệt…

2. Kiểm tra dầu phanh

{keywords}
 

Việc kiểm tra dầu phanh ô tô nên theo dõi thường xuyên nửa tháng một lần để biết được tình trạng của hệ thống phanh, nếu mức dầu xuống thấp hơn so với quy định cần phải bổ sung thêm dầu phanh, tránh trường hợp để hệ thống phanh thiếu dầu.

Trong trường hợp mức dầu sụt giảm thường xuyên thì có nghĩa là hệ thống ống dẫn đã bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn nên sớm sửa chữa, hoặc thay thế khi cần thiết để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của xe.

Khi kiểm tra dầu phanh cũng nên lưu ý đến màu sắc, dầu còn mới sẽ trong hoặc trong mờ; dầu đã cũ sẽ sậm màu, lẫn tạp chất dễ nhìn thấy.

3. Kiểm tra má phanh

{keywords}
 

Đây là một bộ phận khá quan trọng trong việc giảm tốc độ của xe, đảm bảo sự an toàn cho người và phương tiện, nếu má phanh bị mòn sâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm tốc hoặc dừng xe.

Độ mòn của má phanh tùy thuộc vào từng cách điều khiển xe của mỗi người. Khi vận hành, nếu má phanh mòn quá nhiều sẽ làm giảm áp suất phanh, giảm hiệu năng phanh và làm nóng đĩa phanh, cùng với đó khiến đĩa phanh sẽ chóng mòn theo.
 
4. "Xả gió" trong hệ thống phanh

 Sau khi đã thay đĩa phanh, thay bố thắng và dầu nên thực hiện quá trình "xả gió" cho hệ thống phanh. Điều này là do trong dầu thắng và các ống dẫn dầu còn lẫn không khí (không khí lẫn vào khi bố thắng mòn, khi lượng dầu phanh xuống thấp) khiến cho phanh kém hiệu quả hơn. Khi đó việc "xả gió" trong hệ thống phanh để đảm bảo phanh hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

(Theo Báo Nghệ An)