- Không chỉ ở câu hỏi trong trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2014”, chương trình có tuổi đời 14 năm này đã từng xảy ra khá nhiều trường hợp tương tự gây ra những tranh cãi nảy lửa.

Câu hỏi “hệ nội tiết”

Tại Quý 3 năm 2009, trong phần thi Về đích của cuộc thi Quý 3 năm 2009, em Bạch Đình Thắng (HS trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông) đã được hỏi câu hỏi về kiến thức Sinh học với nội dung về các hệ trong cơ thể người.

Theo kiến thức được học thì Thắng đã đưa ra câu trả lời là, trong cơ thể người có 6 hệ, trong đó có hệ nội tiết. Tuy nhiên, theo đáp án của chương trình và phần trả lời của các nhà tư vấn kiến thức thì “nội tiết không phải là 1 hệ”. Vì thế, Thắng không được điểm trong câu hỏi này.

{keywords}

Kết thúc chương trình, em Hồ Ngọc Hân với điểm số cao nhất đã trở thành người thắng cuộc và lọt vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia.

Sau cuộc thi, gia đình em Bạch Đình Thắng đã tới gặp Ban tổ chức cùng với cuốn sách giáo khoa lớp 8 có phần kiến thức về Hệ nội tiết. Theo đó, học sinh được dạy rằng, Hệ nội tiết là một hệ trong cơ thể người.

Sau đó VTV quyết định công nhận câu trả lời của Thắng. Trận chung kết năm này cuối cùng có tới 5 thí sinh thay vì 4 như mọi năm.

Phát âm  ['plʌmbə] thay vì ['plʌmə]

Tại chung kết năm 2010, tranh cãi nổ ra khi quán quân chương trình Phan Minh Đức đã phát âm sai câu trả lời trong câu hỏi Tiếng Anh của phần thi Về đích.

Cụ thể là sau khi thí sinh Thanh Tùng trả lời sai câu hỏi tiếng Anh trong phần thi về đích: “Hello, my name’s Tom. I have a problem with my flat. So I have to call somebody to come to fix the water. Who will I have to call?", Minh Đức đã nhấn chuông xin trả lời. Câu trả lời mà em đưa ra là “plumber” với phần phát âm (pờ lăm pờ). MC Tùng Chi đã phải hỏi đi hỏi lại để Đức phát âm cho chính xác.

{keywords}

Theo các khán giả thì với phát âm của Đức đáp án phải là “plumper” chứ không phải “plumber”. Phát âm đúng phải là “pờ lăm mờ” trong đó chứ “b” là âm câm.

Trước tình huống này, thầy Thomas William Billinge, cố vấn của chương trình khẳng định: “Thí sinh đã hiểu rõ câu hỏi và đã trả lời đúng ngay lần đầu tiên. Chỉ có 1 sự khác biệt nhỏ trong các phát âm, bạn ấy đã nói ['plʌmbə] thay vì ['plʌmə], nhưng đây là một điều rất thường thấy với người Châu Á... Với tư cách là một chuyên gia về tiếng Anh tại Apollo, tôi khẳng định là bạn thí sinh đã trả lời câu hỏi một cách chính xác".

Với câu trả lời này, Đức đã về nhất với 295 điểm và giành vòng nguyệt quế sau cuộc rượt đuổi điểm số với Đỗ Đức Hiếu.

Muối ăn hay muối?

Trận chung kết năm 2011 cũng xuất hiện 1 câu hỏi với phần đáp án gây ra nhiều tranh cãi.

Cụ thể, ban tổ chức đã đưa ra 5 dữ liệu để các thí sinh tìm đáp án xem Đây là gì? Các gợi ý lần lượt như sau:

1 - Đây là hợp chất vô cơ

2- Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion

3- ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp)

4- Một loại gia vị

5- Salt

{keywords}

Câu trả lời được BTV Tùng Chi đưa ra là Muối,  ¾ thí sinh đưa ra câu trả lời chính xác là Muối.

Phạm Thị Ngọc Oanh lại có câu trả lời là Muối ăn. Thay vì chỉ công nhận 1 đáp án, BTC đã chấp nhận cả 2 đáp án và dẫn tới Ngọc Oanh đã được 30 điểm trong câu hỏi này. Theo đó, điểm số của em này đã được nâng từ 190 điểm lên 220 điểm và vượt qua thí sinh đứng thứ nhì là em Thái Đức Huy khi đó có 205 điểm.

Sau khi chương trình diễn ra, nhiều người cho rằng việc công nhận đáp án của Ngọc Oanh là không chính xác. Bởi lẽ, đáp án Muối ăn hoàn toàn không thỏa mãn dữ kiến thứ 3 để nói về tác phẩm “Muối của rừng” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.

Theo TS Nguyễn Đức Chuy, cố vẫn hóa học của chương trình thì bức ảnh cuối cùng là hình ảnh người diêm dân làm muối trên biển và vì thế đáp án muối ăn là có thể chấp nhận được.

5,666 hay 6?

Câu  hỏi lĩnh vực Toán học trong chung kết năm 2012: 3 mặt trời = 2 ngôi sao, 1 ngôi sao + 4 mặt trăng = 1 mặt trăng + 5 mặt trời. Hỏi sẽ có bao nhiêu mặt trời để cán cân thăng bằng: 2 mặt trăng + 4 ngôi sao = 1 mặt trăng + 1 ngôi sao + ? mặt trời.

Đáp án của câu hỏi ứng với các lựa chọn là: A: 4, B: 5, C: 6, B: 7, D: 8, E: 9, F: 9.

{keywords}

Lê Phương và Thái Hoàng đã đưa ra đáp án là C - tức là 6, và được chương trình khẳng định đúng. Thái Hoàng giành được 30 điểm còn Lê Phương giành được 40 điểm.

Tuy nhiên sau đó, nhiều ý kiến phân tích tất cả các đáp án mà BTC đưa ra đều không đúng bởi đáp án phải là số lẻ (chính xác nhất phải là 5+2/3 (5,6666...), chứ không phải là 6, nếu là 6 thì không thể cân bằng được.

Và nếu như vậy thì Thái Hoàng sẽ không giành được 30 điểm và trong tổng điểm chung cuộc, Hoàng sẽ chỉ đạt 220 điểm và người chiến thắng phải là Thân Ngọc Tĩnh với 230 điểm.

Vì sao dung dịch muối có tính sát trùng?

Trong phần thi về đích trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2014 vừa qua, thí sinh Nguyễn Hoàng Bách đã chọn gói câu hỏi 80 điểm và nhận được 1 câu 20 điểm có nội dung như sau: "Vì sao dung dịch muối có tính sát trùng". Câu trả lời mà Bách đưa ra là: "Vì dung dịch nước muối tạo môi trường ưu trương nên vi khuẩn trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước thì chết".

{keywords}

Khi MC Tùng Chi đề nghị ban cố vấn đưa ra ý kiến về câu trả lời của Bách thì PGS.TS Vũ Quốc Trung đã thông báo rằng: Câu trả lời chưa được chấp nhận. Các thí sinh còn lại cũng không có câu trả lời khác.

Tuy nhiên, theo các giáo viên thì câu trả lời của Bách là có thể chấp nhận được vì Bách đã vận dụng kiến thức về quá trình thẩm thấu được học trong chương trình sinh học lớp 10 để trả lời.

Nếu được chấp nhận Bách sẽ nhận được 20 điểm, nâng tổng điểm lên thành 260 điểm bằng với số điểm của Nguyễn Trọng Nhân, người đoạt ngôi vị quán quân của Đường lên đỉnh Olympia 2014.

Văn Chung