Các quan chức phụ trách chiến dịch tìm kiếm chiếc Airbus A320 số hiệu QZ8501 sẽ kiểm tra phần đuôi của máy bay để tìm hộp đen - thiết bị sẽ hé lộ nguyên nhân gây thảm họa.

TIN BÀI KHÁC:

Đến nay, đã có nhiều giả thuyết về nguyên nhân khiến QZ8501 rơi xuống biển Java khi đang chở 162 người hành trình từ Surabaya, Indonesia, tới Singapore, ngày 28/12.

Báo Telegraph tổng hợp một số giả thuyết:

Chết máy khi lao vào bão

Giả thuyết mà hầu hết các chuyên gia đưa ra là chiếc Airbus A320 bay vào giữa một cơn bão và chết động cơ, hoặc mất khả năng lấy sức nâng để bay tiếp.

Tình trạng chết máy không phải là điều hiếm gặp và hầu hết các phi công có thể lấy lại tốc độ khi phần mũi máy bay chúc xuống và điều khiển bình thường sau đó.

{keywords}
Lính Hải quân Indonesia khiêng mảnh vỡ máy bay QZ8501 vớt được từ biển. (Ảnh: Telegraph)

Câu hỏi là tại sao QZ8501 lại không hoạt động trở lại sau khi chết máy. Một số chuyên gia nhận định các thiết bị trên máy bay có thể bị bão làm hỏng và phi công có thể không biết máy bay đang báo tốc độ hoặc đường bay không chuẩn.

Cũng có ý kiến cho rằng nhiều phi công quá phụ thuộc vào chế độ bay tự động và không được đào tạo đầy đủ để phục hồi hành trình sau những lần chết động cơ hoặc phản ứng trước việc bị mất thiết bị.

Chết máy vì phi công cố tránh bão

Có chuyên gia cho rằng, việc chết máy xảy ra bởi vì phi công cố gắng bay quá dốc để tránh bão. Được biết, liên lạc cuối cùng của phi công trước khi mất tín hiệu với kiểm soát không lưu là yêu cầu tăng độ cao từ 32.000 lên 38.000 feet để tránh thời tiết xấu.

Giả thuyết này đặt ra một yếu tố về lỗi của người lái, với một số ý kiến cho rằng phi công có thể định bay vòng qua cơn bão thay vì vượt qua nó.

Cơ trưởng Iryanto của QZ8501 là một phi công dày dạn kinh nghiệm, từng phục vụ trong Không lực và có uy tín với đồng nghiệp. Ông đã có hơn 20.000 giờ bay, trong đó có 6.100 giờ bay trên Airbus A320.

Dù sao, nếu phi công thấy động cơ ngừng chạy thì câu hỏi vẫn là tại sao ông không phục hồi được hoạt động.

Băng làm hỏng động cơ

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia cho rằng tai nạn xảy ra vì các điều kiện thời tiết "đáng lo ngại" khiến cho động cơ máy bay bị đông cứng. Một báo cáo của cơ quan này nêu ra điểm liên lạc lần cuối của máy bay trên Biển Java và các điều kiện thời tiết phổ biến cho thấy máy bay không thể bay do băng.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phản biện giả thuyết này, nhấn mạnh rằng trước kia Airbus từng gặp phải nhiều vấn đề về băng nhưng máy bay của hãng giờ đây được trang bị các thiết bị làm tan băng nhanh chóng.

Tiêu chuẩn an toàn kém

Không ít câu hỏi cũng được đặt ra về việc liệu thành tích an toàn hàng không yếu kém của Indonesia có góp phần gây ra tai nạn hay không.

Indonesia cáo buộc AirAsia vẫn vận hành chuyến bay mà không xin phép. Một số quan chức làm việc tại sân bay Surabaya đã bị đình chỉ công việc. Các nhà chức trách cũng cho biết phi công không nhận được báo cáo thời tiết đầy đủ trước khi bay.

Nổ giữa không trung? Một quả bom?

Vụ tai nạn QZ8501 đã đặt ra nhiều giả thuyết, thậm chí có ý kiến cho rằng phi công tự tử hoặc đã xảy ra một vụ tấn công khủng bố.

Thanh Hảo