Theo một khảo sát trẻ em ở rất nhiều độ tuổi về sự kỳ vọng của các bặc cha mẹ, khoảng 80% các em trả lời cha mẹ em chỉ vui nếu em đạt được nhiều điểm cao hơn ở lớp hơn là khi em kể đã làm hoặc giúp đỡ ai đó.
Cha mẹ, đặc biệt ở các nước Đông Nam Á cho rằng việc trẻ đạt được điểm cao ở lớp và tuân thủ những điều cha mẹ, thầy cô nói sẽ là một đứa trẻ tốt. Nếu bạn cho rằng điểm số và cách bạn ép buộc con bạn nghe lời sẽ tạo ra những đứa trẻ ngoan ngoãn trưởng thành tốt bụng trong cuộc sống thì đó là một sai lầm. Để đánh giá một đứa trẻ không chỉ đơn giản có “ngoan” hay “hư”, điểm “cao” hay “thấp” nếu không cha mẹ có thể vô tình tạo ra một đứa trẻ : lì lợm, nói dối, nóng giận hoặc ích kỉ chỉ biết tới người thân, bạn bè .
Những đứa trẻ cần được cha mẹ giúp đỡ để chúng có thể biết quan tâm, biết lắng nghe, biết chịu trách nhiệm cho các vấn đề của mình, trưởng thành và độc lập từ sớm, biết đưa ra các quan điểm của mình. Với mỗi độ tuổi sẽ có những mức độ để cha mẹ giúp con hình thành dần nhân cách tốt , loại bỏ những tiêu cực trong suy nghĩ. Theo các chuyên gia giao dục, có những điều cha mẹ nên ghi nhớ để tránh mắc phải những sai lầm trong giáo dục con cái.
Trẻ cần biết cách quan tâm quyền lợi những người xung quanh mình
Cha mẹ có xu hướng quá coi trọng quyền lợi của con em mình dẫn tới trẻ có xu hướng ích kỉ và không biết giúp đỡ những người xung quanh mình. Trẻ cần phải biết cách cân bằng được nhu cầu của mình với người khác trong từng việc nhỏ như chia sẻ cho bạn bè, giúp đỡ người khuyết tật,...Điều đó giúp trẻ học được tính cách chia sẻ, không ích kỉ và biết kính trên nhường dưới.
Trẻ cần cha mẹ giải thích rằng mong muốn của mình là quyền lợi nhưng mình cũng phải biết tôn trọng những quyền lợi của những người xung quanh nữa. Trẻ cần học cách nhường nhịn , nhất là những bạn nhỏ tuổi hơn hoặc người khuyết tật.
Cho trẻ cơ hội để tỏ lòng biết ơn và chăm sóc người khác
Sẽ không quá muộn để một đứa trẻ trở nên biết tỏ lòng biết ơn người khác nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nếu cha mẹ không cho con cơ hội. Trẻ cần được thực hành chăm sóc những người xung quanh và nói cảm ơn khi được người khác chăm sóc, quan tâm.
Học cách cảm ơn giống như học chơi một thể thao hoặc một nhạc cụ. Bạn cần kiên nhẫn rèn cho trẻ điều này hàng ngày như: giúp đỡ bạn bè, đỡ đần cha mẹ ở các công việc trong gia đình, tham gia các hoạt động xã hội để trẻ có cơ hội thực hành giúp đỡ người khác.
Đừng chỉ khen thưởng con bạn cho từng hành động trẻ làm ví dụ như: lau bàn, gấp quần áo.... Chúng ta nên khuyến khích trẻ có các hành động giúp đỡ người xung quanh và sẽ chỉ khen thưởng trẻ khi có những hành động tốt bụng khác so với các công việc thường ngày con làm.
Mở rộng vòng tròn mối quan tâm xung quanh bé
Hầu hết trẻ em chỉ biết tới gia đình và bạn bè ở lớp học, chúng ta nên mở rộng hơn sự quan tâm của bé tới thế giới xung quanh bé rất lớn còn có những bạn ở lớp khác, những người không cùng ngôn ngữ và những người sống ở những vùng đất xa xôi. Bạn có bao giờ tự hỏi khi con bạn gặp những người xa lạ, làm thế nào con bạn có thể nhận được sự giúp đỡ của những người lạ và cư xử đúng mực, ví dụ : nếu như bé gặp một bạn khác lớp hoàn toàn xa lạ, bé sẽ cư xử như nào với bạn mới?
Dạy trẻ các đối xử tốt, thân thiện chào hỏi với những người mới gặp, những bạn mới gặp lần đầu. Sử dụng các câu chuyện hay báo chí để khuyến khích trẻ suy nghĩ khi gặp phải các khó khăn khi đối mặt với người xa lạ, môi trường mới,..
Hãy là một tấm gương đạo đức cho con
Trẻ em học hỏi các giá trị đạo đức bằng cách quan sát các hành động của người lớn mà trẻ em tôn trọng.
Cha mẹ nên là tấm gương đạo đức gần nhất để con cái noi theo, cha mẹ cần trung thực, công tâm . Có thể cha mẹ sẽ phạm sai lầm ở một số hoàn cảnh nhưng cha mẹ cũng phải thừa nhận những sai lầm, thiếu sót của mình trong cuộc sống để con trẻ học được những bài học từ chúng ta. Ngoài ra cha mẹ nên tôn trọng những suy nghĩ của trẻ, biết lắng nghe các quan điểm của con, khuyến khích trẻ nói nên suy nghĩ của mình với cha mẹ.
Hướng dẫn trẻ trong việc quản lý cảm xúc tiêu cực
Trẻ nhỏ không dễ quản lí cảm xúc bằng người lớn, dễ bị chi phối bới các cảm xúc tiêu cực như tức giận, xấu hổ, ghen tị do các hoàn cảnh xung quanh tác động.
Làm cách nào? Cha mẹ cần dạy trẻ nhỏ việc xuất hiện của các cảm xúc là điều bình thường, hướng dẫn trẻ giữ bĩnh tĩnh trong các tình huống và nói với cha mẹ khi xuất hiện những cảm xúc tiêu cực đó.
Chuyên gia Lương Thế Hưng - C.E.O COHADA Tổ chức giáo dục hàng đầu Việt Nam về phương pháp kích hoạt não cho trẻ
Dựa trên 5 phương án tối ưu mà Harvard tư vấn cho các bặc cha mẹ trên toàn thế giới giúp nuôi dạy con ngoan, chuyên gia Lương Thế Hưng - C.E.O COHADA Tổ chức giáo dục về phương pháp kích hoạt não cho trẻ đã thiết kế khoá học “Phương pháp nuôi dạy con thành tài” để phù hợp với cha mẹ Việt Nam. Cha mẹ có thể tham khảo thông tin của khoá học “Phương pháp nuôi dạy con thành tài” tại: http://dayconthanhtai.edumall.vn/.
Ngọc Minh