Sau cú nốc-ao mà người Đức dành cho Brazil trong trận bán kết, “vua sút phạt” Juninho hiện đã giải nghệ và đang là bình luận viên bóng đá cho kênh Sky Sports – rõ ràng là vẫn còn đang “sốc” về sự kiện này – đã chia sẻ với BBC rằng các cầu thủ của Brazil đã học được những bài học từ cách mà người Đức đánh bại đất nước ông.
Có tổ chức, có tổ chức và có tổ chức
Ngược lại với những đối thủ của mình, người Đức vô cùng có tổ chức tại Belo Horizont. Họ lầm lũi tiến vào trận chung kết như một tiểu đoàn tinh nhuệ. Các bình luận viên đã ví Đức như một “cỗ máy được tra dầu thường xuyên”. Đó là một đức tính quý báu cần cho công việc.
Nhà báo tự do người Đức Christiane Link – người đã sống ở London 7 năm – nói rằng tính tổ chức của người Đức đã giúp ích cho cô rất nhiều ở nơi đất khách. “Trong những cuộc phỏng vấn xin việc, đôi khi tôi thấy mọi người phản ứng rất tích cực khi bạn nói bạn là người Đức. Họ kỳ vọng – không phải lúc nào cũng đúng – rằng chúng tôi có tính tổ chức cao và hiệu quả”.
Luôn luôn chuẩn bị kỹ càng
Vô vàn lời khen được dành cho huấn luyện viên người Đức Joachim Löw về cách mà ông đã chuẩn bị cho đội của mình, tập trung vào điểm yếu ở khu vực trung vệ. Tại sân nhà trong World Cup năm 2006, cầu thủ người Đức Jens Lehmann thậm chí còn bị phát hiện là đã đọc lại những ghi chú về mỗi quả phạt đền trong loạt đá luân lưu ở trận tứ kết.
Thẳng thắn
Ông Löw có thể đã bổ sung thêm những chiến thuật vào cách chơi của Đức, tuy nhiên họ vẫn giữ một phong cách cũ: trực diện. Nhà báo Anne McElvoy – người đã sống ở Đức vào những năm 90 – nói rằng bà đã quen với sự thẳng thắn của người Đức. “Người Đức nói những gì họ nghĩ, trong khi người Anh thì âm thầm chịu đựng. Nếu người Đức tức giận với cách bạn đỗ xe, họ sẽ nói thẳng vào mặt bạn”.
Tính đồng đội
Không giống như Argentina chỉ dựa vào Messi, hay như Brazil chỉ dựa vào Neymar, đội Đức là một tập thể vững chắc, một “tác phẩm nghệ thuật toàn diện” . Bài học rút ra là những người có tài biết làm việc tập thể có thể đánh bại những ngôi sao mới nổi.
Hành động chớp nhoáng
Trận oanh tạc 7-1 của Đức thực sự tàn nhẫn với người Brazil. Trong những giây phút đầy cảm hứng, họ ghi 4 quả trong vòng 400 giây – đánh bại những người Brazil đang ung dung và khiến đối thủ không thể lật ngược thế cờ bằng loạt tấn công vô ích trong hiệp 2.
Bài học rút ra là hãy chớp lấy cơ hội khi nó đến và vô hiệu hóa lợi thế sân nhà của Brazil.
Có kỷ luật
Sự tức giận của thủ môn Manuel Neuer khi bị thủng lưới vào cuối trận bán kết cho thấy điều mà anh ta làm với những người gây ra hậu quả này. “Sự thiếu tin tưởng dường như là đặc hữu của những người Anglo-Saxons. Tôi đã bị “sốc” khi lần đầu tiên tới sống ở đây. Thành thật mà nói tôi không nghĩ rằng người ta lại có thể quen với điều này” – bà Heidi Herrmann, mẹ tôi, một người đã chuyển từ Munich tới sống ở London vào thập niên 70 nhận xét.
Khiêm nhường
Hình ảnh nổi bật trong trận bán kết là tiền đạo phá vỡ kỷ lục người Đức Miroslav Klose đã đi tới chỗ huấn luyện viên người Brazil Luiz Felipe Scolari và an ủi ông sau khi tiếng còi kết chung cuộc vang lên. Hành động này được đánh giá như một sự khiêm nhường của người Đức.
Daniel Blau – ông chủ phòng tranh Hoxton Square nói: “Tôi có thể là kẻ cứng đầu nhất nhưng cũng có thể là người đầu tiên chấp nhận nếu tôi sai”. Và khi tờ Standard mời đại sứ quán Đức tới London để đóng góp thêm vào câu chuyện ca ngợi đức tính của người Đức, một phát ngôn viên ở đại sứ quán đã phát biểu rằng: “Chúng tôi không muốn bình luận về những gì mà người London có thể và nên học tập từ chúng tôi. Thay vào đó, nếu có thể, chúng tôi muốn tập trung vào những gì mà London đã giúp đỡ chúng tôi”.
- Nguyễn Thảo (Theo Standard)