Sự chịu đựng trong một thời gian dài và quan niệm dễ cưới, dễ bỏ khiến tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao.

Ly hôn là chuyện… cơm bữa

Ly hôn do chung sống không hợp đã trở thành chuyện “cơm bữa” trong xã hội hiện đại, đặc biệt là khi đi tới đâu, người ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những câu chuyện buồn của cuộc sống vợ chồng, và để thoát ra khỏi địa ngục của hạnh phúc, nhiều người phụ nữ đã dũng cảm chấp nhận những đổ vỡ “hậu ly hôn”.

Theo thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn 25%, có nghĩa trong 4 đôi đi đăng ký kết hôn thì 1 đôi ra tòa. Cuộc sống với nhiều mâu thuẫn khiến không chỉ các cặp đôi trẻ mà nhiều cặp đôi đã chung sống nhiều năm cũng đi đến quyết định này.

Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng có thể mạnh mẽ được như vậy. Chị Nguyễn Thị Hoài Phương (Hà Nội) là một ví dụ điển hình. Vợ chồng chị yêu nhau 4 năm mới tiến tới hôn nhân. Những tưởng sẽ hạnh phúc, nhưng chồng chị bỗng dung “đổ đốn”, ngoài việc chơi điện tử, hàng ngày anh không làm bất cứ việc gì để kiếm thêm thu nhập. Chị Hoài Phương sinh con, mất việc, cả hai vợ chồng phải sống dựa vào ông bà nội.

Đến khi sinh đứa con thứ hai, chồng chị vẫn không kiếm được việc làm tử tế. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn khi không có kinh tế, và những đứa trẻ ngày một lớn hơn. “Nhà chồng cũng khó khăn, nên mỗi lần về nhà ngoại, ngửa tay xin tiền bố mẹ đẻ, mà tôi chỉ chực rơi nước mắt. Một nách hai con nhỏ, chồng thì suốt ngày chỉ ôm máy tính chơi điện tử, đến việc nhà cũng chẳng đoái hoài. Nhiều lúc bức bách quá, tôi chỉ muốn ly dị người chồng chỉ biết “ăn không ngồi rồi”, nhưng nhìn hai con nhỏ, tôi nghĩ mình không được phép làm như vậy”.

Tâm lý cần phải có cha, không dám đối diện với sự đổ vỡ khiến chị Hoài Phương từng ngày cố gắng sống với người chồng mà mình không còn tình cảm.

{keywords}

Ảnh minh họa

Bất cứ ai khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân đều mong muốn có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Nhưng khi cả hai không còn nhìn chung về một hướng, những rạn nứt bắt đầu xuất hiện. Ly hôn là giải pháp cuối cùng được đặt ra để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc.

Theo thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, tương đương 0,75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn 25%, có nghĩa trong 4 đôi đi đăng ký kết hôn thì 1 đôi ra tòa. Cuộc sống với nhiều mâu thuẫn khiến không chỉ các cặp đôi trẻ mà nhiều cặp đôi đã chung sống nhiều năm cũng đi đến quyết định này.

70% người đứng đơn là phụ nữ

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa: “Nguyên nhân hàng đầu trong ly hôn, theo đánh giá và thông qua các cuộc điện thoại tư vấn thì cặp bồ, ngoại tình là nguyên nhân hàng đầu. Nguyên nhân thứ hai là do bạo lực gia đình. Và có một số những mâu thuẫn khác như mẹ chồng nàng dâu”.

Chuyên gia cũng cho biết thêm, theo thống kê có khoảng 70% đơn ly hôn do phụ nữ đứng tên. Sự chịu đựng trong một thời gian dài và quan niệm dễ cưới, dễ bỏ khiến tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao. Đối với nhiều cặp đôi trẻ, việc “ly hôn xanh” cũng khá phổ biến. Thiếu những kỹ năng quan trọng khi bước vào cuộc sống hôn nhân, yêu sớm, cưới vội cũng là một nguyên nhân góp phần vào sự gia tăng của tỷ lệ này.

{keywords}

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa


“Không ai là không mong muốn có một gia đình hạnh phúc, tôi cũng đã phải đắn đo rất nhiều mới đi đến quyết định ly dị, vì chúng tôi đã có con chung nên việc này càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nhưng khi không thể bỏ qua lỗi lầm cho nhau, sống với nhau chỉ thêm khổ, thì tôi nghĩ, phụ nữ cần mạnh mẽ và tin tưởng vào quyết định của mình.Mặc dù, với các chị em, việc vượt qua định kiến “hậu ly hôn” thật sự là một điều khó khăn”, chị Mai Hương (Hà Đông, HN) chia sẻ.

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, gánh nặng, sự tổn thương do ly hôn mang lại cho phụ nữ lớn hơn rất nhiều so với nam giới. Có người ám ảnh, cay đắng cả đời, không thể tìm lại hạnh phúc lần nữa. Ngoài những tổn thương, mất niềm tin, bị xúc phạm, khó khăn khi phải bươn chải nuôi con, phụ nữ còn phải vượt qua rất nhiều định kiến của xã hội đối với một người đàn bà ly hôn.

Không ít người cho rằng, phụ nữ “không ra gì” thì chồng mới ruồng rẫy.Những người không có điều kiện nuôi con, phải nuốt nước mắt để con ở lại cho chồng nuôi còn bị mang tiếng bỏ con, bị lên án, đánh giá về nhân cách. Đây cũng là rào cản khiến phụ nữ thiếu tự tin, sống lệ thuộc, không biết yêu thương bản thân.

Hậu ly hôn: Phụ nữ cần bước qua định kiến

Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa chia sẻ: "Việc bước qua những đổ vỡ của hôn nhân cần rất nhiều nỗ lực của mỗi người, không chỉ với riêng phụ nữ. Việc rút ra kinh nghiệm, hiểu được sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân đã qua nguyên nhân là do đâu, và việc nuôi dưỡng “văn hóa hậu ly hôn” bằng uy lực của luật pháp như các nước phát triển sẽ giúp cuộc sống của cả hai người nhẹ nhàng hơn".

“Thời điểm sau ly hôn, tôi gần như bị stress, mặc dù đã chuẩn bị tâm lý từ trước đó gần nửa năm, nhưng tôi vẫn không quen với việc tự tay mình gánh vác công việc của một người đàn ông. Và nhiều lúc nghe con nhắc tới bố, tôi đã bật khóc, tôi nghĩ rằng, đây liệu có phải là quyết định sai lầm. Nhưng thời gian đã giúp tôi cân bằng cuộc sống, và hiện tại, mẹ con tôi hạnh phúc vì điều đó”, chị Mai Hương tâm sự.

Từ kinh nghiệm sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, chị Mai Hương bày tỏ: “Để bước qua sự tan vỡ của hôn nhân là một nỗ lực rất lớn của mỗi người. Nhiều người coi đó là lối thoát khi chung sống với chồng, số khác lại suy nghĩ rằng đó là việc may mắn để thoát khỏi những sai lầm của bản thân. Phụ nữ cần suy nghĩ một cách tích cực hơn để chủ động xây dựng được cho mình cuộc sống mới.Cách vượt “sốc” tốt nhất là hãy dành thời gian cho công việc, chăm sóc con cái và chăm sóc bản thân mình. Rồi hạnh phúc cũng sẽ lại đến”.

(Theo Dân Việt)