Tôn vinh những người phụ nữ đã bước ra khỏi trật tự và xã hội định sẵn cho họ, Nhã Nam và Nhà xuất bản Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách về 50 người phụ nữ đã làm được những điều phi thường: Herstory - Cuộc đời 50 người phụ nữ gây chấn động thế giới.

{keywords}
 

Trong cuốn sách này, tác giả Katherine Halligan vinh danh 50 người phụ nữ đã bước ra khỏi trật tự mà xã hội định sẵn cho họ: cuộc đời, sự nghiệp và những phát ngôn của họ có thể khơi nguồn cảm hứng cho chúng ta cùng tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Đã đến lúc những gì xảy ra trong quá khứ và những gì đang diễn ra ở hiện tại không còn là những câu chuyện từ góc nhìn của đàn ông (history) nữa mà là từ góc nhìn của những người phụ nữ (herstory).

Đây là câu chuyện về 50 người phụ nữ đã làm được những điều phi thường. Sinh thời, có người đã giành được các giải thưởng, trong khi có người không bao giờ được vinh danh. Có người qua đời trong bi thương khi còn rất trẻ, trong khi có những người sống một cuộc đời thật dài. Họ đã trở thành những nhà lãnh đạo, nghệ sĩ, nhà cải cách, nhà tư tưởng và người theo đuổi lý tưởng, bởi họ hiểu rằng bằng việc biến những ước mơ và hy vọng của mình thành hiện thực, họ sẽ thức tỉnh thế giới này và họ đã thành công.

Sách được chia theo 5 mục: Niềm tin và sự dẫn đường, Tưởng tượng và sáng tạo, Trợ giúp và chữa lành, Tư tưởng và giải pháp, Hy vọng và vượt qua. Dù là những nhà lãnh đạo tài ba trong lịch sử hay những nhà khoa học, chính trị gia, nhà cải cách, nhà tư tưởng, nghệ sĩ... thì những người phụ nữ này đều đã theo đuổi giấc mơ của mình bằng mọi giá và đã - đang khơi nguồn cảm hứng, góp phần thay đổi thế giới theo cách riêng của mình. Tất cả họ đều vượt qua mọi thử thách, đối mặt với nguy hiểm và chấp nhận hy sinh, một số người thậm chí bị giết - nhưng họ không bao giờ từ bỏ hy vọng kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn.

{keywords}
Augusta Ada Byron được biết đến trong vai trò lập trình viên đầu tiên. 

 

Trích đoạn về cuộc đời của Augusta Ada Byron - người được biết tới trong vai trò lập trình viên đầu tiên.

Augusta Ada Byron, hay Ada Lovelace (1815-1852), được biết đến trong vai trò lập trình viên đầu tiên, vì những nghiên cứu của cô trên chiếc máy tính đầu tiên của thế giới. Cô không phải là người tạo ra cỗ máy đó mà là Charles Babbage. Nhưng trong quá trình cộng tác với ông để dịch những tài liệu toán học về cỗ máy này, cô đã bổ sung thêm nhiều ghi chú và thiết kế của riêng mình.

Ada có ý tưởng đột phá rằng có thể tạo ra các thuật toán để “cỗ máy có khả năng tính toán” tự xử lý các chữ cái, biểu tượng cũng như con số. Cô cũng có một ý tưởng khác về cách để thiết bị này có thể lặp lại một chuỗi thao tác, được gọi là “looping” (vòng lặp), chính là nguyên lý hoạt động sơ khai của các chương trình máy tính ngày nay. Chính nhờ những nghiên cứu chi tiết về cách vận hành của máy tính như vậy, Ada được coi là lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. Charles Babbage có thể thiết kế ra cỗ máy nhưng Ada mới là người đưa ra những tiềm năng sử dụng cỗ máy đó, không chỉ để tính toán, mà còn dành cho các mục đích sáng tạo, ví dụ như chơi nhạc.

Tiếc thay, Ada không được nhìn thấy ý tưởng của mình trở thành hiện thực. Cô qua đời trong nghèo khổ và ốm đau, ở tuổi 36. Phải gần một trăm năm sau tài năng xuất chúng của cô mới được nhà toán học Alan Turing ghi nhận khi ông vận hành chiếc máy tính đầu tiên vào những năm 1940. Cô được suy tôn là “người tiên tri cho kỷ nguyên máy tính” bởi nhãn quan phi thường về những điều mà máy tính có thể làm được ngày nay.

Tình Lê

Học làm mẹ qua cuốn sách 'Hôm nay mẹ có vui không?'

Học làm mẹ qua cuốn sách 'Hôm nay mẹ có vui không?'

Cuốn sách Hôm nay mẹ có vui không? là câu chuyện của chính tác giả về hành trình thoát khỏi trầm cảm và đồng hành cùng con vượt qua những khiếm khuyết không mong muốn.