1. Tiếp tục đi làm

Cha mẹ bạn và người khác gợi ý bạn nên nghỉ việc một thời gian vì bạn cần thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên, nếu bạn không sẵn sàng nghỉ việc thì hãy cố gắng đi làm. Bạn vẫn có thể đi tới công ty và làm việc như trước đây. Dù tin hay không thì mọi người có thể thừa nhận bạn là bà nội trợ nếu bạn nghỉ làm trong một thời gian dài. Làm nội trợ không phải là xấu nhưng nếu không muốn làm công việc này thì bạn không cần phải nghỉ việc. Bạn có thể cho gia đình nhà chồng biết rằng bạn sẽ đi làm lại.

2. Tìm hiểu về gia đình chồng

Đây là điều rất quan trọng với việc duy trì hạnh phúc trong hôn nhân. Bạn cần biết rõ gia đình chồng vì điều này giúp bạn quen với môi trường mới. Điều này sẽ đảm bảo cho bạn có thể thích nghi với gia đình mới. Hơn nữa, làm như vậy, bạn sẽ hiểu hơn về gia đình chồng và các thành viên khác. Tuy nhiên, cần phải kiên nhẫn và bình tĩnh vì bạn sẽ cần một thời gian để làm quen với mọi người.

{keywords}
 

3. Giữ liên lạc với người thân

Bạn kết hôn và gia đình chồng không thích bạn trò chuyện với bạn bè và người thân thì không có nghĩa là bạn sẽ ngừng liên lạc với họ. Hãy đảm bảo rằng bạn giữ liên lạc và kể về nơi ở mới của bạn. Bạn có thể gọi điện cho bạn bè và lên kế hoạch đi chơi cùng nhau. Ngoài ra, nếu bạn muốn thì hãy xin phép gia đình chồng cho người thân của bạn đến chơi. Làm như vậy, bạn sẽ không cảm thấy đơn độc hoặc mệt mỏi ở một môi trường mới.

4. Gọi cho cha mẹ bạn khi cần thiết

Bạn có thể cảm thấy khó thích nghi với gia đình chồng sau khi kết hôn. Bạn có thể không quen với văn hóa và phong tục mới. Trong trường hợp đó, hãy gọi điện cho cha mẹ bạn để tìm kiếm lời khuyên của họ. Bạn có thể liên lạc với mẹ bạn nếu muốn học bất cứ công thức nấu ăn mới nào hoặc nếu bạn cảm thấy cô đơn. Hơn nữa, bạn cũng có thể chia sẻ những vấn đề khó khăn và thử thách mà bạn gặp phải ở gia đình chồng.

5. Hãy là chính bạn

Luôn là chính mình rất quan trọng. Chồng và gia đình chồng có thể mong đợi bạn trở thành người như họ muốn. Họ có thể muốn bạn chấp nhận những điều họ thích, không thích và sống theo cách của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải quên đi cá tính của mình. Bạn vẫn có thể là chính mình và sống cuộc đời mà bạn mơ ước. Bạn vẫn có thể nấu món ăn bạn thích và xem thể loại phim yêu thích của bạn. Nếu không hạnh phúc, bạn sẽ không thể giữ cho gia đình của mình hạnh phúc. Bạn sẽ cảm thấy chán nản khi quên đi cá tính của mình và cố gắng trở thành ai khác.

{keywords}
 

6. Tránh ôm đồm tất cả việc nhà

Sau khi kết hôn, gia đình chồng có thể đòi hỏi bạn làm mọi việc nhà. Bạn cần hiểu rằng làm tất cả việc nhà không phải là trách nhiệm của riêng bạn nếu bạn không muốn làm. Bạn có thể để cho chồng bạn biết rằng bạn không thể làm mọi việc nhà và điều này không có gì sai cả.

7. Cập nhật trạng thái mối quan hệ lên mạng xã hội

Việc có cập nhật trạng thái hôn nhân lên mạng xã hội hay không sẽ tùy thuộc vào quyết định của bạn. Nếu cảm thấy việc để mọi người biết rằng bạn đã kết hôn với chồng là quan trọng thì bạn có thể cập nhật trạng thái hôn nhân lên mạng xã hội. Nếu không, bạn có thể để mọi thứ như vốn dĩ vậy. Tuy nhiên, không có gì sai trái khi cập nhật trạng thái hôn nhân vì việc này sẽ giúp bạn nhận được vô số những lời chúc tốt lành từ bạn bè và họ hàng ở xa.

8. Thông báo tình trạng hôn nhân cho người sử dụng lao động

Đây là một trong những điều quan trọng nhất bạn cần phải làm sau khi kết hôn. Bạn có thể nói với bên sử dụng lao động và nhân sự về kế hoạch kết hôn của bạn. Bởi vì có thể cần thực hiện một số thay đổi nhỏ về giấy tờ như bảo hiểm y tế, thông tin thuế…cho dù bạn không thay đổi tên của mình.

 9. Trao đổi tài chính với chồng

Đây là điều không chỉ quan trọng mà còn là điều rất nên làm. Trao đổi về tài chính với chồng sau đám cưới và tuần trăng mật có thể giúp bạn quyết định được cách bạn nên chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư tiền ra sao. Bạn có thể để cho chồng biết việc bạn vẫn muốn hỗ trợ bố mẹ đẻ về mặt tài chính hay phụ giúp chi tiêu cho anh chị em ruột. Hơn nữa, trao đổi về tài chính có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nửa kia của bạn quản lý tiền bạc. Bạn cũng biết được liệu bạn và nửa kia có cùng chung suy nghĩ với nhau hay không.

10 câu nói tổn thương đừng bao giờ nói với bạn đời

10 câu nói tổn thương đừng bao giờ nói với bạn đời

Những câu nói dưới đây tuyệt đối bạn không nên nói với vợ/chồng mình vì nó có thể gây hại cho mối quan hệ tới mức không thể sửa chữa được.

Theo VOV