Sau khi lập kế hoạch chi tiêu Tết với 9 khoản dự phòng bất bi bất dịch sau, giờ thì mình chỉ bắt đầu thực hiện theo và nhất quyết không để phát sinh bất cứ khoản nào thêm nữa để tránh bị lạm phát.

Chào các bạn!

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán. Nhưng ngay từ bây giờ mình đã đau đầu chuyện bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu Tết rồi. Bởi lẽ, Tết đến, các bà nội trợ đều biết có quá nhiều khoản phải chi tiêu và nhiều khoản phát sinh. Trong khi thu nhập của 2 vợ chồng mình lại chỉ có hạn. Thành ra mình phải lập kế hoạch chi tiêu ngay từ bây giờ.

Ban đầu, mình lên kế hoạch chi tiêu Tết năm nay gồm 3 phần chính: Tiền lì xì, các khoản chi cho ăn uống/trang trí và các khoản chi linh tinh khác.

Với tiền lì xì thì mình liệt kê số lượng các bé, số lượng người mỗi năm cần lì xì và dự tính số tiền cho mỗi bé.

{keywords}

Với các khoản chi ăn uống thì mình tính sơ bộ sẽ nấu những món gì, bao nhiêu tiền, bánh mức kẹo, trà thuốc, trái cây, hoa quả trang trí mua bao nhiêu tiền?

Sau đó là các khoản chi khác bao gồm tiền đi lại thăm viếng, chụp ảnh, giải trí (phim, kịch, ca nhạc,...)

Tất nhiên, số tiền chi tiêu cho mỗi hạng mục đó là do mình quyết định theo hoàn cảnh và mức chi tiêu của nhà mình.

Thế nhưng, sau đó mình nghĩ cần phải lên kế hoạch càng chi tiết và cụ thể hơn sẽ càng nắm bắt được rõ mức chi tiêu Tết của vợ chồng. Và mình đã điều chỉnh lại số tiền dự kiến tiêu Tết cũng như lập danh sách các khoản cần chi tiêu.

Và mình vừa lập xong danh sách 9 khoản cần chi tiêu Tết này và sẽ áp dụng theo ngay từ bây giờ để tiêu Tết thật hợp lý, tiết kiệm và khoa học.

1. Quà và tiền biếu ông bà nội ngoại

Mặc dù vợ chồng mình vẫn ở chung cùng bố mẹ chồng, nhưng Tết năm nào mình cũng lên kế hoạch biếu ông bà nội ngoại tiền. Sau đó là quà cho các cháu ruột thịt 2 bên gia đình.

Số tiền này cũng mất 1 khoản kha khá, vì thế hãy lên kế hoạch tặng quà và tiền ngay từ giờ nhé.

2. Quà giao dịch các mối quan hệ của 2 vợ chồng

Trong công việc làm ăn của 2 vợ chồng sẽ không thể thiếu được những mối quan hệ với các đối tác.

Tết đến, mình cũng nên có chút quà tặng họ. Tuy nhiên, quà tặng đối tác hay khách hàng không cần lớn, chỉ cần món quà thể hiện được chút tình cảm, sự quan tâm đến khách hàng là đủ.

3. Thực phẩm tết cho gia đình và tiếp khách

Dự trù 1 khoản tiền mua sắm thực phẩm Tết cho cả gia đình và một số món ngon, lạ miệng để tiếp khách cũng là việc bà nội trợ nào cũng phải nghĩ tới. Tuy nhiên, việc lên danh sách thực phẩm hay các món cụ thể, sẽ tính sau.

{keywords}
Mua thực phẩm là một khoản bắt buộc phải chi tiêu dịp Tết

4. Đồ trang trí gia đình

Ngoài những mặt hàng thiết yếu như hoa quả, bánh trái ... thì đồ trang trí cũng là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình dịp Tết đến.

Tết đến, mình hay sắm thêm những mặt hàng trang trí như: Đèn lồng, cành vàng lá ngọc, hoa lụa để trang trí phòng khách, phòng thờ.

5. Danh sách đồ vật trong nhà cần thay mới

Sau một năm, Tết đến là thời điểm mình cũng thường lên danh sách những đồ vật trong nhà cần được thay mới.

6. Mua sắm cho con

Trong dịp Tết, mình cũng lên danh sách những thứ cần mua sắm cho con như quần áo, giày dép, thực phẩm Tết cho bé.

7. Mua sắm cho 2 vợ chồng

Bên cạnh mua sắm cho con, có thể vợ chồng cũng cần phải sắm sửa. Do đó, mình cũng không bỏ qua công đoạn này. Thông thường, vợ chồng mình hay mua quần áo giày dép hoặc nước hoa.

8. Tiền mừng tuổi

Trong ngày xuân, vợ chồng nào cũng chắc chắn phải dự trù khoản tiền mừng tuổi. Vợ chồng mình cũng lên kế hoạch lập quỹ mừng tuổi cụ thể để tránh thâm hụt ngân sách.

9. Dự phòng 1 khoản chi tiêu vặt

Đi chơi Tết sẽ cần những khoản chi tiêu vặt vãnh như tàu xe, ăn uống dọc đường, tiền vui chơi. Do đó, mình cũng phải dự trù 1 khoản dự phòng này để tránh xâm phạm vào ngân quỹ.

Sau khi lập kế hoạch chi tiêu Tết với 9 khoản dự phòng bất bi bất dịch sau, giờ thì mình chỉ bắt đầu thực hiện theo và nhất quyết không để phát sinh bất cứ khoản nào thêm nữa để tránh bị lạm phát các bà nội trợ ạ.

(Theo PNO)