9 thói quen "sai be sai bét" nhưng ai cũng hay mắc phải
Cùng check xem ấy đã phạm phải bao nhiêu điều nhá!
Cùng check xem ấy đã phạm phải bao nhiêu điều nhá!
|
Nhiều nhà máy giấy trong quá trình sản xuất thường dùng thuốc tẩy. Khi tiếp xúc với thức ăn, chúng sẽ gây ra một loạt các phản ứng hóa học và sản sinh ra các chất độc hại. |
|
Đa số các loại giấy vệ sinh đều chưa khử trùng hoặc khử trùng không được triệt để nên khi dùng nó để lau vật dụng, vi khuẩn sẽ bám vào những thứ vừa lau. |
|
Nilon là thứ dễ bị bám cát, bụi và vi trùng. Mặt khác, nhiều loại nilon được làm bằng nguyên liệu độc hại thế nên khi bát, đĩa và thức ăn tiếp xúc với chúng trong thời gian dài sẽ dễ bị dính chất độc gây bệnh. |
|
Lồng bàn có thể ngăn ruồi nhặng đậu vào thức ăn. Tuy nhiên, ruồi nhặng vẫn có thể đậu trên lưới, để lại trứng có vi trùng, có thể lọt xuống mắt lưới rớt vào thức ăn.
|
|
Khăn mặt có nhiều vi trùng nên lấy nó để lau chỉ càng tăng thêm khả năng nhiễm khuẩn cho đồ dùng mà thôi.
|
|
Cơ thể chúng ta hàng ngày đều ra nhiều mồ hôi, kể cả lúc ngủ. Do đó, khi ngủ dậy nếu gấp chăn ngay thì mồ hôi sẽ thấm vào trong chăn. Lâu ngày, chăn không những hôi mà còn tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh hoành hành. Phương pháp tốt nhất là sau khi ngủ dậy, teen nên lật chăn lại, hong khoảng 10 phút rồi mới gấp và mỗi tuần nên phơi chăn ra nắng một lần.
|
|
Mỗi loại kem đánh răng hay nước súc miệng đều có tác dụng đặc trị riêng với một vài loại vi khuẩn. Vì vậy, nếu sử dụng chúng trong thời gian dài sẽ làm cho các vi khuẩn gây bệnh ở khoang miệng “nhờn thuốc”, dần dần thích nghi với điều kiện cũ từ đó sản sinh ra chất chống lại tác dụng của kem đánh răng.
|
|
Nhiều thực phẩm dễ bị hư hỏng khi để qua đêm như: trứng tráng, canh cá… Ngay cả khi được hâm nóng lại ở nhiệt độ cao thì những vi khuẩn trong đó vẫn sẽ tồn tại như bình thường.
|
|
Ngay cả khi đã cắt bỏ phần dập nát, hư hỏng của trái cây thì những chỗ khác cũng vẫn chịu tác động và đã tiếp nhận những vi khuẩn chuyển hóa từ phần trái cây hỏng sang. Thậm chí, những vi sinh vật gây hại ấy còn sản sinh mạnh hơn ở phần khác và chúng chính là tác nhân gây rối loạn cơ thể, đột biến tế bào cùng các chứng bệnh ung thư. |
Theo Kenh14