- Kết quả khảo sát "Nghiên cứu sự hài lòng của người dùng 3G tại Việt Nam năm 2014" vừa được GfK công bố khẳng định có... 8% người dùng phản đối tăng giá cước 3G. Số người dùng được hỏi là 576 người tại 3 thành phố Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.
Nói cách khác, 92% người dùng "đồng ý" với giả định nhà mạng sẽ tăng cước 3G do GfK đưa ra.
Cụ thể, cuộc khảo sát do GfK và báo Bưu điện Việt Nam tiến hành từ tháng 11/2014 - tháng 1/2015 với 576 người tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng khẳng định: hầu hết người dùng được khảo sát cho rằng cước 3G hiện tại là chấp nhận được (60%) và phản ánh đúng chất lượng mà họ nhận được (84%).Và khi phải đối mặt với giả định về việc tăng giá cước 3G trong thời gian tới, 8% tuyên bố họ tuyệt đối không chấp nhận. Nếu tăng giá, 82% người dùng cho biết họ chỉ "chịu" được mức tăng 5% hoặc thấp hơn. Với mức tăng từ 5-10%, 59% người dùng sẽ chuyển qua gói cước rẻ hơn. Trong trường hợp mức tăng vượt trên 10%, có tới 47% người dùng khẳng định họ sẽ đổi qua nhà cung cấp khác.
Tuy vậy, những con số do GfK công bố đã gât thắc mắc từ báo giới tại cuộc họp báo chiều nay, 23/4. Việc chỉ có 8% người dùng phản đối tăng cước được cho là thấp so với thực tế. Bản thân đại diện GfK cũng phải thừa nhận, "ý kiến chủ quan của chúng ta rất khác với khi khảo sát".
Được biết, câu hỏi mà GfK đặt ra cho những người được khảo sát là "Giả sử nhà cung cấp dịch vụ 3G mà anh chị đang dùng tăng giá cước 3G thì anh/chị chấp nhận được mức tăng bao nhiêu?", với những câu trả lời tương ứng là Dưới 5%, từ 5-10%, từ 10-20%, trên 30% và Không đồng ý tăng. 8% người dùng phản đối tăng giá cước mà GfK đưa ra chính là nhóm người chọn câu trả lời cuối cùng này.
Việc 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone đồng loạt thông báo tăng cước 3G từ giữa tháng 10/2013 đã gây ra một số phản ứng từ phía dư luận. Chính phủ đã yêu cầu công khai kết luận về tăng cước 3G một cách rõ ràng tới người dân.
Phát biểu trước báo giới về kết quả khảo sát của GfK, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đồng tình rằng, việc hãng nghiên cứu khảo sát ở 3 Thành phố lớn chưa đại diện cho tất cả vùng miền khác.
Trọng Cầm
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn