Kể từ khi trở thành tổng thống nước Nga ba năm trước, ông Dmitry Medvedev đã có những nỗ lực lớn trong chống tham nhũng. Ông ra lệnh chấm dứt tạm giam trước khi xét xử, làm trong sạch Bộ Nội vụ và yêu cầu quan chức kê khai tài sản, rời khỏi ban lãnh đạo các công ty nhà nước.
>>
Sáng
kiến Phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI)
Ảnh: Rian
Một trong những biện pháp được coi là mạnh tay, đó là yêu cầu quan chức cùng người thân của họ phải kê khai thu nhập và tài sản. Đây được xem là nỗ lực để kiểm tra cuộc sống của họ thế nào so với khoản tiền lương họ hưởng. Về lý thuyết, đó là ý tưởng tốt. Nhưng người dân Nga nói chung không tin tưởng việc này.
Theo kết quả một cuộc thăm dò mới của trung tâm Levada - một tổ chức thăm dò độc lập, chỉ 1% người Nga trên thực tế tin là các quan chức nhà nước sẽ kê khai thu nhập và tài sản thực sự của họ.
Khi được hỏi liệu ít nhất các quan chức sẽ kê khai phần lớn thu nhập và tài sản, chỉ có 11% người tham gia đồng ý.
Các con số trên gần như không thay đổi trong một cuộc thăm dò của Levada một năm trước đây.
Giới phân tích cho rằng, với ông Medvedev, đây là điều đáng lo lắng. Kết quả thăm dò cho thấy người dân không chỉ tin là các quan chức ngang nhiên che giấu thu nhập và tài sản thực tế của họ, mà họ còn cho rằng nỗ lực chống tham nhũng mà Tổng thống đưa ra không thành công.
Tuy nhiên, Mikhail Grishankov, một thành viên Duma lạc quan nói rằng, hệ thống sẽ cần thời gian để thay đổi và chỉ không lâu sau, người dân Nga sẽ bắt đầu tin tưởng vào cải cách chống tham nhũng.
Trong khi đó, đầu tháng 5, Tổng thống Medvedev đã tiến thêm một bước nhằm cải thiện hình ảnh của ông trong nỗ lực chống tham nhũng khi ký đạo luật gia tăng mức hình phạt do hối lộ.
Dự luật này đã được quốc hội Nga thông qua. Theo đó mức tiền phạt với người đưa hay nhận hối lộ sẽ gấp tới 100 lần số tiền họ đưa/nhận hối lộ. Mức phạt cao nhất là 500 triệu rúp (18,3 triệu USD).
"Tôi hy vọng đạo luật này sẽ góp phần chống tham nhũng”, ông Medvedev nói trong một cuộc gặp với Trưởng công tố Yury Chaika. "Đây hoàn toàn là một hình phạt mới”, Tổng thống Nga nhấn mạnh. Tuy nhiên, ông cho rằng, án tù vẫn là hình phạt chính cho người tham nhũng.
Số lượng các vụ phạm tội tham nhũng liên quan tới các quan chức hàng đầu chính phủ với số tiền hối lộ lớn đã tăng 100% trong năm 2010 so với cùng kỳ năm trước, Bộ trưởng Nội vụ Nga Rashid Nurgaliyev tuyên bố hồi tháng 1.
Nga xếp thứ 154 trong số 178 quốc
gia tại bảng xếp hạng chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Thái An (Theo FT, Rian)
Chương trình Sáng kiến Phòng
chống tham nhũng Việt Nam (VACI) 2011 với chủ đề:
“Tăng cường liêm chính công và thực thi pháp luật góp phần
phòng chống tham
nhũng hiệu quả” sẽ hỗ trợ kinh phí trực tiếp ít nhất 20 ý
tưởng khả thi nhằm
phòng chống tham nhũng theo chủ đề trên để thực hiện, mỗi
khoản tài trợ lên tới
290 triệu đồng.
Tất cả cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể ở cấp địa
phương đều có thể gửi đề án tham gia chương trình. Vòng
chung kết cuộc thi và diễn đàn Trao đổi tri thức - hai hoạt
động chính
của chương trình - sẽ được tổ
chức ngày 18-19/8/2011 tại Hà Nội.
VACI do Thanh tra Chính phủ, Ngân
hàng Thế giới và các nhà đồng tài trợ: Chương trình Viện trợ
phát triển
Australia (AusAID), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh
(DFID-UK), Đại sứ quán
Bỉ, Đại sứ quán Phần Lan và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức để
hỗ trợ các ý
tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu tham nhũng, tăng cường minh
bạch, mang tới môi
trường sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
|