Đất vàng đi đôi với tệ nạn
Đặt chân xuống thị trấn Khâm Đức (Quảng Nam), tôi không khỏi ngạc nhiên bởi cơ sở hạ tầng khang trang, đường xá rộng rãi thoáng mát, hai bên đường dày đặc các quán ăn làm cho thị trấn trở nên nhộn nhịp hẳn.
Ngoài thị trấn, các xã của huyện Phước Sơn đều có
bãi vàng và nằm sâu bên trong rừng núi, rất khó đi lại và kiểm soát. Đây cũng là
nơi cư trú của “vàng tặc” và các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè và ma túy,
mại dâm...
Ở Phước Sơn, khi hỏi đến Long “còm” (tên nhân vật đã được đổi) thì ai cũng biết,
ông một thời bá chủ đất vàng và lay lắt trở về từ bãi vàng trong cơn nghiện
ngập, trắng tay, gia đình tan nát.
Ban đầu, khi tiếp cận với ông, tôi rất sợ vì nghe mọi người kể lại ông lúc nào
cũng chìm trong cơn nghiện. Gặp tôi, ông có vẻ không mặn mà lắm, nhưng khi nói
chuyện được vài câu, ông bắt đầu thả lỏng người và dường như nỗi đau chôn kín
bấy lâu nay trong ông được khơi dậy.
Ông tâm sự, từ một lần làm “chui” vàng và nhát cuốc “định mệnh” chọc trúng một
khe vàng ròng nằm tích tụ lâu trong lòng đất, biến ông là từ một phu vàng nghèo
kiết xác trở nên đổi đời và người cũng thay đổi luôn từ đó.
Những ngày sống ở rừng sâu, vật chất dư thừa
nhưng tình người thiếu thốn. Đồng nghĩa với điều đó là đầy rẫy những cạm bẫy
khôn lường như ma túy, mại dâm, giết người, cướp của... và ông đã dính vào ma
túy và mại dâm đốt tiền như giấy.
Ngày trước huy hoàng là vậy, còn bây giờ…ông nghẹn ngào: “Đau lắm cô à, anh em
trong nhà đều nghiện hết, vợ con cũng bỏ đi, tôi thân tàn ma dại, không biết
chết lúc nào".
Đáng lẽ ở tuổi đó, họ vẫn còn ngồi ở ghế nhà trường, một tương lai rộng mở đang chờ đón phía trước, ấy vậy mà… |
Ông Dầu tâm sự: Bây giờ tệ nạn ấy đã giảm hẳn nhưng sống trên đất vàng, cha mẹ nào có con cũng phập phồng lo sợ người con, người cháu mình bị đối tượng xấu lôi kéo sa vào con đường tội lỗi. Hiện tại, sau nhiều đợt truy quét ráo riết của công an huyện Phước Sơn, các tệ nạn xã hội khác đến nay đã giảm đi rất nhiều và tình hình an ninh trật tự khá tốt.
Nhưng, thực trạng ma túy rất khó đẩy lùi hẳn, nó
vẫn còn dai dẳng, đeo bám các con nghiện ở vùng đất này.
“Đại gia” hết thời
Các phu vàng đã trúng lớn “lột xác” thành đại gia vẫn không ngừng lao vào 'cơn
lốc', ngang dọc xưng danh ở các bãi vàng, mua xe này, nhà kia... Họ đầu tư mạnh
cho việc khai thác vàng với mong muốn sẽ trúng nữa, trúng mãi nhưng tài nguyên
có hạn nên càng đầu tư càng bị thua lỗ.
Lại thêm, quen thói ăn chơi trác táng, vung tiền không tiếc đến khi tay trắng,
mang bệnh hiểm nghèo, họ mới thấu hiểu hết được nỗi đau “ăn của rừng, rưng rưng
nước mắt”. Trường hợp như Long “còm” ở đất Phước Sơn này không thiếu.
Dù không nói ra nhưng ai cũng biết ông đã hết thời, lay lắt sống cho qua ngày
tháng. Ông cũng không giấu nổi đau của mình mà chân thành tâm sự: “Khi ra đường
gặp bạn bè, người quen, họ hỏi tôi dạo này sao rồi? tôi chỉ biết trả lời: mới ở
bãi vàng ra, nói để giữ thể diện, có công ăn việc làm vậy thôi, chứ bây chừ, các
công ty khai thác vàng có giấy phép hết rồi, “vàng tặc” thì liên tục bị truy
quét thì làm được gì nữa hả cô”.
Hay như ông Năm một thời vàng đựng trong ba lô, rồi chôn hàng trăm cây dưới nền
nhà, mua bao nhiêu căn nhà trên đất Khâm Đức rồi cũng bán hết.
Mọi thứ lần lượt ra đi, nợ nần bắt đầu chồng chất
vì cám dỗ của vàng. Để rồi, khi trắng tay, ông lui về đất Đà Nẵng buôn bán sống
qua ngày. Đất vàng bây giờ số đại gia hết thời khó có thể trụ nổi với dư luận xã
hội, đa số bỏ về quê làm lại từ đầu, hay biệt xứ đi nơi khác. Số ít lay lắt sống
qua ngày vật vã với cơn nghiện vì thiếu thuốc…
Chứng kiến cảnh tượng đó, người dân nơi đây thường ca thán “ăn của rừng lại trả
về với rừng thôi”.
Như ông Năm đã từng chứng kiến biết bao cái chết
của người làm thuê cho mình như sập hầm, ngạt khí, nghiện ngập, bệnh tật…nhưng
điều đó vẫn không làm ông vơi đi giấc mơ vàng.
Cho đến một hôm vào buổi chiều định mệnh, người anh của ông đang ở dưới lán cùng
với ba lô vàng sau một đợt trúng đậm. Quả đồi bỗng nhiên bị sạt lở, đất đá đổ
xuống lán cướp đi người anh, và ba lô vàng vĩnh viễn bị chôn vùi.
Dù đã cất công tìm kiếm trong nhiều ngày nh,ưng
với lượng đất, đá quá lớn, xác anh ông đến nay vẫn chưa tìm thấy được. Sau bao
lâu, cái chết của người anh vẫn luôn ám ảnh trong ông.
Ông bỏ bãi về không làm vàng nữa, nhưng những kí ức đáng sợ về một thời làm
vàng, về người anh đã khuất vẫn luôn hiện hữu khi ông nhìn thấy vợ và mấy đứa
con thơ của anh.
Và ông Mạnh trong một lần làm vàng sa khoáng đã
tận mắt chứng kiến cảnh người bạn mình bị chết vì sạt lở cát mà đến giờ mọi thứ
như đang mới diễn ra ngày hôm qua. Lúc đó, ông đang loay hay công việc thì bỗng
nhiên nghe người bạn thất thanh kêu cứu, nhìn lại, thấy người đó bị cát sạt lún
dần.
Mọi người hoảng quá “giật” máy nổ để hút cát, nhưng vô vọng khi cả 13 chiếc máy
bơm đều không chịu nổ. Thấy bạn chết trước mắt mà không sao cứu được, lòng ông
đau quặn. Và ông nghĩ đến một lúc nào đó mình cũng như vậy, nếu còn tiếp tục đu
bám theo vàng...
Cái chết của người bạn đã làm nhiệt huyết của anh em mất dần, họ thấy mạng sống
của những phu vàng mong manh và hẩm hiu quá. Cuối cùng, ông Mạnh và một số khác
quyết định bỏ nghề về quê làm nông sinh sống, nhưng mỗi khi ai nói đến làm vàng,
ông đều cảm thấy khiếp sợ và nghĩ quyết định của mình là đúng đắn.
Ngay cả bản thân tôi, một lần đặt chân đến nghĩa trang thị trấn Khâm Đức, nhìn
những nấm mộ nằm sát nhau, với tuổi đời mới đôi mươi mà không dám tin vào mắt
mình. Họ bị nhiễm HIV và chết quá trẻ. Đáng lẽ ở tuổi đó, họ vẫn còn ngồi ở ghế
nhà trường, một tương lai rộng mở đang chờ đón phía trước, ấy vậy mà…
Tất cả cũng vì một giấc mơ vàng...
Tuyết Phan
(còn nữa)