-
Ngã tư giao nhau giữa đường quốc lộ 1A với đường tỉnh 398, thuộc địa bàn xã Song
Khê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, từ lâu được gắn cho cái tên “ngã tư tử
thần”. Sở dĩ như vậy là vì trong gần 10 năm qua, tại đây đã xảy ra hàng chục vụ
TNGT, làm hơn 30 người chết và hàng chục người bị thương.
“Điểm đen” về TNGT
Sau một thời gian dài, chúng tôi mới trở lại cung đường tử thần trên QL 1A, đoạn
qua huyện Yên Dũng, Bắc Giang và không khỏi giật mình khi xem những con số thống
kê các vụ tai nạn xảy ra ở ngã tư này trong cuốn sổ ghi chép của đội CSGT huyện
Yên Dũng- tỉnh Bắc Giang.
Tính chung, trong vòng mười năm trở lại đây, tại điểm đen này (km 119 - km 122 QL 1A) đã xảy ra 26 vụ tai nạn nghiêm trọng làm 32 người chết, hàng chục người bị thương, hư hỏng nhiều phương tiện xe ô tô, xe gắn máy.
Chốt sơ cứu của Hội chữ thập đỏ Bắc Giang đặt ngay cạnh ngã tư tử thần. |
“Trước đây, khi chưa có hệ thống đèn báo hiệu, ngã tư này được coi như
một điểm đen về TNGT, các vụ tai nạn thương tâm xảy ra thường xuyên và liên
tục, gây nên ám ảnh cho những người dân ở khu vực này” - Thiếu tá Đoàn
Thế Phong, Phó phòng CSGT tỉnh Bắc Giang cho biết.
Từ khi hệ thống đèn báo hiệu được đưa vào sử dụng năm 2009, số lượng các vụ
tai nạn tính riêng ở “điểm đen” này đã giảm đi nhiều so với trước nhưng vẫn
còn ở mức cao. Theo Thiếu tá Đoàn Thế Phong, xe ô tô, xe máy, container…
thường chạy với tốc độ cao, vượt ẩu, phanh gấp qua “điểm đen” này. Hơn nữa,
trước ngã tư này có biển hướng dẫn phân làn nhưng rất khó nhìn, người đi lần
đầu, đi thẳng nhưng rất dễ đi nhầm vào làn rẽ trái.
“Tính từ năm 2000 đến nay, từ khi quốc lộ 1A mới được đưa vào sử dụng, ở đây như đã thành “dớp”, có đến hàng chục người bỏ mạng”- ông Đào Ngọc Đang, người dân sống gần khu vực ngã tư này cho biết.
Theo ông Đang, ở đây tháng nào cũng xảy ra hơn chục vụ va chạm giữa các phương tiện, nặng thì nạn nhân tử vong tại chỗ còn nhẹ thì gãy chân, gãy tay, chảy máu…
Cái tên “ngã tư tử thần” là do chính những người dân ở đây đặt cho khi xảy ra vụ tai nạn kinh hoàng năm 2000 vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch.
Một xe ô tô 30 chỗ đưa người đi chùa Yên Tử về đến đoạn này đã bất ngờ rồ ga và tông trực diện với chiếc xe tải 15 tấn khiến 25 người bị thương, 1 cháu bé chết tại chỗ, 4 người khác lên đến viện cũng tử nạn.
Tại đây, còn có nhiều vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong cùng một ngày như thời điểm năm 2007, trong một buổi tối từ 7h đến 10h xảy ra 2 vụ tai nạn, kể cả đứa bé trong bụng thì có đến 4 người tử vong.
Cuốn sổ theo dõi thương tích tai nạn sơ
cấp cứu do ông Đang ghi lại. |
Tho thống kê của Phòng CSGT tỉnh Bắc Giang, trên địa bàn toàn tỉnh chứ
không phải chỉ riêng ở đoạn “ngã tư tử thần” này, trung bình mỗi năm cũng
hơn 200 vụ tai nạn với khoảng 200 người chết và hàng trăm người bị thương.
“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đồng thời tăng cường thanh tra giao thông, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự ATGT trên tuyến quốc lộ 1A (mới) đoạn qua địa bàn tỉnh Bắc Giang để giảm thiểu các vụ tai nạn thương tâm ở “cung đường tử thần” và “điểm đen” về giao thông” - Thiếu tá Phong khẳng định.
Vị cứu tinh của "ngã tư tử thần"
Ông gắn bó với công việc này từ năm 2007, khi Hội chữ thập đỏ Bắc Giang mở lớp tập huấn cho các tình nguyện viên về băng bó vết thương cơ bản và đặt điểm sơ cứu ở tại ngã tư Song Khê - Yên Dũng. Chốt sơ cứu được đặt tại hiệu sửa xe của ông Đang, có tên biển rõ ràng, được trang bị tủ thuốc, bông băng, gạc, trang thiết bị y tế, bình lọc nước vô trùng. Có hôm, một mình ông băng bó cho 3 người bị thương. Hội chữ thập đỏ Bắc Giang giao cho ông cuốn sổ theo dõi
sơ cấp cứu tai nạn thương tích ở ngã tư này. Ông Đang kể, nhiều người sau khi được ông băng bó vết
thương xong còn đưa cho ông vài trăm ngàn tiền bông băng, gọi là tiền công cứu
chữa nhưng ông không cầm. |