Hội nghị tập trung triển khai đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; hướng dẫn Bộ tiêu chí, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP_AG; xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc; phương án nâng cao chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị; chương trình OCOP_AG - nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia…

{keywords}
An Giang vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án OCOP_AG. Ảnh minh họa

UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án OCOP_AG với chu trình thực hiện thường niên theo 6 bước, trên cơ sở nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ” (đề xuất nhu cầu từ dưới lên, theo nhu cầu và khả năng của hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp).

Đồng thời, kiện toàn, xây dựng hệ thống tổ chức thực hiện Đề án từ cấp tỉnh đến cấp huyện trên nguyên tắc sử dụng bộ máy hiện có, không làm phát sinh bộ máy, không làm tăng biên chế (lồng ghép nhiệm vụ trong Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp, có bộ phận chuyên trách triển khai Đề án OCOP_AG). Từ cấp tỉnh đến cấp huyện cũng sẽ thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP_AG; phát triển mạng lưới đội ngũ chuyên gia tư vấn, đội ngũ các nghệ nhân hỗ trợ triển khai đề án; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao nguồn nhân lực; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất - kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP_AG.

Với Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Đề án OCOP_AG), tỉnh đặt mục tiêu có ít nhất 10 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia đề án được nâng cấp, hoàn thiện quy trình sản xuất và tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định. Đồng thời, hình thành 6 trung tâm hoặc điểm bán sản phẩm OCOP_AG.

Mục tiêu của chương trình Mỗi xã một sản phẩm là từ những sản phẩm địa phương, gia tăng áp dụng khoa học công nghệ và xây dựng thương hiệu để trở thành sản phẩm vùng, sản phẩm quốc gia, tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị. Hiện có 30 tỉnh, thành phố thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm với 34.000 sản phẩm có giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bài: Hà Quốc Tiến - nhóm PV
Ảnh: Phạm Văn Bắc - Nhóm PV