Với mức lương tối thiểu 3 triệu đồng, chưa đủ trang trải những nhu cầu tối thiểu, không dám nghĩ tới giao lưu, giải trí... khiến nhiều bạn trẻ gần như không dám nghĩ chuyện yêu đương, gia đình.


Bạn Lê Văn Thọ, 22 tuổi học xong ở lại Hà Nội làm việc. Biết rằng, cuộc sống ban đầu sẽ có nhiều khó khăn nhưng Thọ hy vọng cuộc sống sẽ ngày càng khá hơn hơn. Tuy nhiên, với 2 năm ròng ăn mức lương 3 triệu đồng/tháng, các khoản bổ sung cũng chỉ được thêm 1 triệu khiến Thọ cảm thấy cuộc sống ngày càng tệ hơn trước đây.

Hàng tháng lĩnh lương xong trả tiền thuê nhà hết 1.000.000 đồng, tiền điện, nước, ga hết 500.000 đồng/tháng, tiền xăng xe hết 500.000 đồng… rồi đủ thứ xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, sửa xe, cắt tóc… đấy là chưa kể đến tiền ăn cũng phải 2 triệu mỗi tháng khiến cho Thọ luôn quay cuồng vì thiếu thốn.

Đấy là chưa kể tháng nào mà nhiều đám cưới, sinh nhật coi như thiếu nặng phải vay mươn vay cầu chi viện từ nhà. Tháng này qua tháng khác, Thọ chưa bao giờ dư ra được một khoản để sắm lấy một món đồ ra hồn.

{keywords}

Thọ kể, mỗi lần muốn về quê mình cũng phải dành dụm mấy tháng mới đủ tiền đi lại và trang trải trong mấy ngày về thăm nhà. Lo nhất là những lúc ốm đau mà phải vào viện thì không biết lấy tiền đâu ra. Đặc biệt, với thu nhập hiện nay thì chả dám nghĩ đến giao lưu, du lịch cùng bàn bè, việc đi lại thăm thú cũng hạn chế tối đa. Thời gian dư ra thì tranh thủ làm thêm đủ thứ ở văn phòng người nhờ.

Vì thế, cuộc sống cứ chỉ bó gọn trong văn phòng từ sáng đến chiều và trong căn nhà 15 mét vuông từ chiều đến tối. Suốt 3 năm lên Hà Nội mà chả dám nghĩ đến chuyện kết bạn, yêu đương vì tiền rủ bạn gái đi uống nước còn không có nói gì đến yêu đương hẹn hò. Thậm chí, đã có mấy lần quen biết mấy bạn gái nhưng cứ nghĩ đến thu nhập mà ngại không dám đến tương lai.

Cùng cảnh ngộ với Thọ, Tuấn Khang cũng có mức thu nhập xấp xỉ 3 triệu đồng một tháng. Khang đang là Thạc sỹ và hiện đang là giảng viên một trường đại học ở trung tâm Hà Nội. Dạy thêm, tham gia các thể loại ngiên cứu đề tài, Khang cũng chỉ bổ sung được hơn 1 triệu mỗi tháng. Và điểm tương đồng của hai bạn trẻ này là lương không đủ sống nên chưa dám nghĩ đến chuyện kiếm người yêu.

Khang tâm sự, sau khi tốt nghiệp loại ưu được giữ lại trường làm giảng viên cả nhà mừng lắm, nhưng bố mẹ ở quê chắc chẳng bao giờ có thể tưởng tượng được cuộc sống của một giảng viên đại học được nhiều người ngưỡng mộ lại trật vật như vậy. Hồi mới được nhận về trường lương của mình là hơn 2 triệu, đến bây giờ mức lương ấy cũng mới chỉ ở mức trên dưới 3 triệu. Nay được tham gia thêm các chương trình, có thêm thu nhập nhưng so với thời giá cũng không thấm vào đâu.
{keywords}

Cũng từ quê lên Hà Nội, phải thuê trọ nên cuộc sống và chi tiêu của Khang không khác Thọ là mấy, duy chỉ có một điều là Thọ làm cho DN còn được “bao” ăn trưa, Khang thì phải phải tự túc cả ba bữa.

Khang kể, có tháng tiền lương còn không đủ những chi phí tối thiểu nên chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện vui chơi hay tụ tập bạn bè.

Cách đây nửa năm, có một cô sinh viên do Khang hướng dẫn tốt nghiệp đem lòng yêu thày. Hai thày trò đi chơi với nhau vài lần nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu vì Khang bảo “học trò rủ đi picnic mà thày còn không đủ tiền chi phí thì ngại lắm. Đi với nhau vài lần mình cố tình giãn ra cho đỡ ngại.”

May mắn hơn, Tiến Đạt, 25 tuổi, làm việc trong một cơ quan nhà nước cũng với mức lương quanh quẩn 3 triệu đồng lại có phần may mắn hơn. Bởi Đạt đã có người yêu 2 năm nay. Cũng là người trẻ, làm việc xa quê nên cả hai rất thông cảm với hoàn cảnh của nhau.

“Tiền ít, những cuộc hẹn hò của tôi với bạn gái cũng được thiết kế theo kiểu lãng mạn mà tiết kiệm nhất như nắm tay dạo phố hay lang thang công viên. Được cái người yêu tôi cũng thấu hiểu cho cuộc sống không lấy gì làm dư giả bạn trai. Suốt 2 năm yêu nhau, nhiều lúc, tôi ái ngại vì không đưa nổi người yêu vào nhà hàng ăn một bữa ngon. Tôi cũng chưa từng mua cho cô ấy món đồ gì quá năm trăm ngàn đồng”.

Yêu thì còn dễ thông cam nhưng cưới xin, lập gia đình lại là cả một nỗi lo của Đạt. Và điều lo ngại cũng đến khi gia đình Thu giục hai người tổ chức đám cưới.

Bàn chuyện cưới xin, bố mẹ Đạt đồng ý hết nhưng khi đặt câu hỏi “Cưới rồi thì lấy tiền đâu nuôi vợ nuôi, sinh con chứ bố mẹ ở quê không giúp được gì đâu” khiến Đạt vã cả mồ hôi.

Đạt tâm sự, biết gia đình sẽ không hỗ trợ gì trong chuyện “trăm năm”, đồng lương thì ba cọc ba đồng làm sao lo nổi đám cưới trong nay mai, Đạt khổ tâm xin phép gia đình Thu thông cảm chờ thêm vài năm nữa để chuẩn bị cho chu đáo. Nhưng gia đình Thu tuyên bố “năm nay mà không cưới thì chia tay”.

Sau lần đó, hai người cũng bớt quấn quít hơn xưa và sau 3 tháng Đạt nhận được thiệp cưới của Thu, Thu cưới một anh hơn cô 10 tuổi, là trưởng phòng một doanh nghiệp lớn, về sự lãng mạn trong tình yêu thì không bằng Đạt nhưng về sự nghiệp và tiền bạc và khả năng lo cho vợ con thì chắc chắn là hơn nhiều.

Đạt sốc nhưng chẳng biết trách ai, chỉ trách mình, trách đồng lương bèo bọt không lo nổi cho bản thân nói gì đến chuyện lập gia đình.

Sau cùng, Đạt và những người cùng cảnh ngộ rút ra kết luận rằng: “Với mức lương tối thiểu thì khó có thể có người yêu chứ đừng nói đến lập gia đình.

Nhị Anh