Tầng 1, khối đế các tòa nhà chung cư, toàn nhà hỗn hợp từng được ví như một điểm kinh doanh béo bở nhưng thực tế nhiều người đã phải bỏ của chạy lấy người vì ế ẩm và chi phí cao.

Cơm văn phòng đua nhau phá sản
Sao Việt đua nhau mở cà phê kiếm thêm

Xem bài khác trên Vef.vn

Quán café tại tầng 1 tòa nhà ở khu Trung Hòa Nhân Chính đã buộc phải đóng cửa sau hai năm kinh doanh thua lỗ. Đây là một trong những quán café khá lớn tại khu vực này được đầu tư theo hình thức café, buffe sáng và cơm trưa văn phòng. Nằm nay trung tâm Trung Hòa Nhân Chính, tập trung nhiều văn phòng cũng như các căn hộ có mức thu nhập cao, chủ đầu tư đã kỳ vọng chỉ sau hai ba năm có thể thu hồi vốn.

Theo chia sẻ của chủ quán, doanh thu của quán không đủ bù đắp những chi phí như thuê mặt bằng, nhân viên và vận hành. Để tiết kiệm chi phí, chủ quán cũng phải cắt giảm một phần diện tích cho sàn bất động sản thuê. Kinh doanh ế ẩm cầm chừng, sau thời gian hết hợp đồng, quán đành phải thanh lý và dẹp tiệm.

{keywords}

 Ông Thành Trung, chủ một nhà hàng ở Trung Hòa Nhân Chính chia sẻ, chuyện nhà hàng, quán café mở ra ở khu vực này chỉ thời gian ngắn đóng cửa là chuyện bình thường. Không phải ai kinh doanh cũng hiệu quả cả. Lý do đơn giản, kinh tế khó khăn người dân thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, khu vực này chủ yếu phục vụ dân văn phòng nhưng số lượng công ty đóng cửa, giải thể đang tăng mạnh. Những đơn vị kinh doanh được chủ yếu là ngân hàng. “Nếu không thuê được mặt bằng giá rẻ trong thời gian dài thì khó có thể tồn tại”, ông Trung nhận định.


Chủ một chuỗi nhà hàng tại nhiều tòa nhà cũng thừa nhận tình hình kinh doanh bi đát. Không chỉ bán café, quán còn phục vụ thêm cả đồ ăn sáng với giá chỉ 25 – 30 nghìn đồng. “Café ăn sáng máy lạnh như thế là quá rẻ”, đại diện nhà hàng cho hay.

Khảo sát mặt bằng bán lẻ tại các khối chân đế tòa nhà chung cư, tình hình kinh doanh không mấy hiệu quả. Không chỉ là sự vắng vẻ của khách hàng mà là cả sự rút lui dần của các thương nhân thuê mặt bằng bán lẻ. Đơn cử như dự án Hà Thành Plaza, trung tâm thương mại nằm nay ở vị trí trung tâm nhưng tỷ lệ trống vẫn cao, không ít khách hàng thuê ngán ngẩm vì tình trạng ế ẩm tại đây. Tương tự tại chung cư 151 Nguyễn Đức Cảnh, tỷ lệ lấp đầy khu thương mại chân đế tòa nhà cũng đạt rất thấp. Siêu thị và siêu thị điện máy khai trương tại đây đã phải đóng cửa. Trước đó, quán café nhà hàng cũng được đầu tư bài bản cũng chịu chung cảnh ngộ.

{keywords}

Càng “dạt” xa trung tâm thành phố như Văn Khê, Xa La (Hà Đông), Dịch Vọng quận Cầu Giấy, Khu đô thị Mỹ Đình, Sông Đà (Từ Liêm), ... sự đìu hiu càng thấy rõ, trung tâm thương mại này đã vắng lại càng thêm vắng, bởi nhiều gian hàng đóng cửa, trả lại mặt bằng, tthậm chí có cửa hàng nằm ở tầng 1, đã đầu tư xong cơ sở vật chất, nhưng chưa hoạt động đã dọn dẹp trả lại mặt bằng.


Giá thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại tầng đế chung cư cũng đang chào ở mức thấp. Khu vực trung tâm có giá khoảng 500 – 800 nghìn đồng/m2/tháng, khu vực xa hơn có giá chỉ từ 200 nghìn đồng/m2/tháng. Thời hạn thuê từ 4 – 5 năm, và nhiều ưu đãi cho khách thuê. Một số dự án chuyển sang bán đứt mặt bằng, đơn cử như một dự án ở Thanh Trì đang chia nhỏ diện tích và chào bán với giá 11 triệu đồng/m2.

Theo đại diện của một đơn vị tiếp thị tư vấn BĐS cho hay, thực tế thị trường nhà ở chung cư tồn kho rất nhiều và thị trường bán lẻ cũng không nằm ngoài thực tế đó. Các dự án nhà ở chung cư đều có các TTTM, không có chuyện 10 TTTM đứng cạnh nhau mà kinh doanh đều tốt. Tỷ lệ trống của cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm đều cao. Kinh doanh bán lẻ khối đế chung cư không hề đơn giản dù dân cư đông đúc. Các tòa nhà hiện nay chủ yếu được lấp đầy do các ngân hàng thuê làm phòng giao dịch, những đơn vị kinh doanh khác như siêu thị, ẩm thực chỉ lựa chọn một số vị trí đẹp và có mặt tiền, chỗ đỗ xe rộng. Còn lại các tòa nhà trong khu dân cư rất khó kinh doanh, thậm chí là bỏ không.

Các khu đô thị, tòa nhà chung cư, bán lẻ thừa nhưng vẫn thiếu. “Tôi đang ở một chung cư có 5 tầng thương mại nhưng để mua một thẻ điện thoại tôi vẫn phải xuống nhà và ra phố bên đường. Mặc dù có siêu thị nhưng họ hoạt động theo giờ của trung tâm thương mại nên rất bất tiện và không phù hợp với thói quen tiêu dùng”, bà cho hay.

Thị trường có khả năng sẽ đón nhận gần 422.000 m2 diện tích bán lẻ tính đến cuối năm 2013. Điều này có thể sẽ gây áp lực lớn đối với các dự án hiện tại. Để tồn tại, các chủ đầu tư cần xác định được đối tượng và ngành nghề kinh doanh phù hợp. Thay vì ồ ạt mở các trung tâm thương mại khối đế, các chủ đầu tư có thể tận dụng diện tích này làm khu vực công cộng tiện ích của tòa nhà.

Duy Anh