- Với bài “Chiến thắng Điện Biên” khỏi phải bình luận nhiều. Tự thân ca khúc đã nói lên đầy đủ những cái hay cái đẹp của nó mà 57 năm qua vẫn ngân vang giữa trời Tổ Quốc…
Cuốn sách “Âm thanh cuộc đời” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận được nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – con trai ông – trao tận tay tôi. Anh không quên nhắc tôi đọc và góp ý bổ sung. Tôi cảm động đón nhận cuốn sách mà rằng: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là đàn anh của mình, mình kính phục và học tập, còn gì mà phải góp ý. Quả vậy. Tôi may mắn được làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam, nên vinh dự có nhiều lần tiếp xúc với nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ông đến để nói chuyện về âm nhạc hoặc đưa tác phẩm mới, có khi đi qua Đài nhớ nhau mà ghé vào thăm. Tôi học được ở ông nhiều điều, trong đó có việc cần thiết cho người sáng tác là: Đi, nghe, đọc, học, viết.
Ông đã về với tổ tiên tròn 20 năm (1991), ấy thế mà chúng tôi vẫn như thấy ông mãi còn hiện diện. Bởi vì mở đầu cho một ngày mới nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn là “Chiến thắng Điện Biên” cũng đã tròn 57 năm. Những nét nhạc dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca Thái Tây Bắc như còn xoắn xuýt và đồng hành với ông, và cả chúng ta trong chùm 3 bài hát về Điện Biên Phủ. Một chiến dịch mà ông được trực tiếp tham gia, xứng đáng là người nhạc sĩ chiến sĩ.
Với “Đâu có giặc là ta cứ đi” – tên ban đầu của của bài “Hành quân xa” (1953) ông đã khái quát được chân dung người chiến sĩ quân đội, gồm 16 ô nhịp và có 3 lời – mà đại đội 267 thuộc đại đoàn 308 nơi ông thuộc phiên chế và hoàn thành tác phẩm.
Bài hát mang đậm chất dân ca Bắc Bộ nhưng cấu trúc không theo thủ pháp “cân phương, đối tỷ” của phong cách Châu Âu, ông viết theo âm điệu Sol dân tộc (sol, la, dô, rê, mí), nó thể hiện được ý chí tiến công và cũng rất phơi phới yêu đời của người chiến sĩ:
Hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ
Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi
Mắt ta sáng chí căm thù bảo vệ đồng quê ta tiến bước
Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
Còn “Trên đồi Him Lam”, ông đã khéo léo giới thiệu về trận mở màn – Trận Him Lam của chiến dịch Trần Đình (Tên gọi bí mật của chiến dịch Điện Biên Phủ). Ông miêu tả cảnh xuất kích của bộ đội ta với khí thế hùng mạnh và quyết tâm cao, thể hiện được trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân cả nước. Bài hát cũng khắc họa được nỗi căm thù và niềm tin tưởng nhân đôi của các chiến sĩ với những đồng đội đã hy sinh vì Tổ Quốc :
Hôm qua đánh trận Điện Biên
Chiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến vào
Đột phá tiềm đạo tiến đánh vào
Đi mở đường thắng lợi,ba tháng đổ mồ hôi
Ta tới đây quyết diệt cho hết quân thù.
…
Ở đây chúng ta không quên
Bao anh em đồng chí hy sinh trận này
Nguyện câu quyết tâm ta phải thắng.
Chất liệu của bài hát “Trên đồi Him Lam” được tác giả trộn lẫn giữa giai điệu dân ca của vùng Khu 4 và Khu 3. Sự tìm tòi này của ông từ 5 cung lên 7 cung, pha trộn được điệu thức Sol và Rê, nghe rất “ngọt”.
Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về
Giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui…
Trong một dịp Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đến nói chuyện với chúng tôi ở Đài, ông đã trải lòng mình với ca khúc “Chiến thắng Điện Biên”. Kỷ niệm xa xưa cùng ông theo năm tháng. Ở đoạn nhạc mở đầu và ở đoạn B của bài hát, xuất xứ từ điệu “Sắp qua cầu” trong hát Chèo mà nghệ sĩ Cả Tam đã dạy cho ông :
Rê rê đô rê đô sol sol đô rê mí…
Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc…
Chất liệu là vậy, nhưng không phải ai cũng nhận ra được nét Chèo ở đó. Quả là tuyệt vời với tài năng của người sáng tác. Ông coi “Chiến thắng Điện Biên” là sự tổng kết của những bài hát trước đó để nói lên sự đoàn kết quân dân, góp công góp của góp cả tính mệnh để làm nên lịch sử.
Với bài “Chiến thắng Điện Biên” khỏi phải bình luận nhiều. Tự thân ca khúc đã nói lên đầy đủ những cái hay cái đẹp của nó mà 57 năm qua vẫn ngân vang giữa trời Tổ Quốc. Ca khúc đã xứng tầm với chiến thắng “chấn động địa cầu”. Biết rằng sự ra đời của nó là từ bên bếp lửa hồng trong ngôi nhà sàn ở bản Mường Phăng đúng đêm 7/5/1954 lịch sử. Và đó cũng là bài hát cuối cùng của Đỗ Nhận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở chiến dịch này Đỗ Nhuận còn có ca khúc “Con ngựa già văn công” và hoạt cảnh Chèo “Hòn Đá” cũng rất vui tươi dí dỏm mà cũng rất… chính trị và… quân sự.
Những ngày tháng 5 này nghe lại chùm bài hát về Điện Biên Phủ càng nhớ đến người nhạc sĩ chiến sĩ (sinh năm 1922 - quê Hải Dương) đã ghi được lịch sử bằng âm nhạc về chiến dịch Điện Biên Phủ đầy hào hùng và sống mãi với thời gian, mặc dù giờ đây ông vắng mặt.
Ca khúc “Giải phóng Điện Biên”
Sáng tác: Đỗ Nhuận; Phối khí: Đỗ Hồng Quân.
Hợp xướng Học viện Âm nhạc Quốc gia và Đoàn Nghệ thuật Quân khu II biểu diễn.
Biên đạo múa: Xuân Thanh.
Chỉ huy: Đỗ Hồng Quân.
Nhạc sĩ Dân Huyền
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận |
Ông đã về với tổ tiên tròn 20 năm (1991), ấy thế mà chúng tôi vẫn như thấy ông mãi còn hiện diện. Bởi vì mở đầu cho một ngày mới nhạc hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn là “Chiến thắng Điện Biên” cũng đã tròn 57 năm. Những nét nhạc dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca Thái Tây Bắc như còn xoắn xuýt và đồng hành với ông, và cả chúng ta trong chùm 3 bài hát về Điện Biên Phủ. Một chiến dịch mà ông được trực tiếp tham gia, xứng đáng là người nhạc sĩ chiến sĩ.
Với “Đâu có giặc là ta cứ đi” – tên ban đầu của của bài “Hành quân xa” (1953) ông đã khái quát được chân dung người chiến sĩ quân đội, gồm 16 ô nhịp và có 3 lời – mà đại đội 267 thuộc đại đoàn 308 nơi ông thuộc phiên chế và hoàn thành tác phẩm.
Bài hát mang đậm chất dân ca Bắc Bộ nhưng cấu trúc không theo thủ pháp “cân phương, đối tỷ” của phong cách Châu Âu, ông viết theo âm điệu Sol dân tộc (sol, la, dô, rê, mí), nó thể hiện được ý chí tiến công và cũng rất phơi phới yêu đời của người chiến sĩ:
Hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ
Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi
Mắt ta sáng chí căm thù bảo vệ đồng quê ta tiến bước
Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi.
Còn “Trên đồi Him Lam”, ông đã khéo léo giới thiệu về trận mở màn – Trận Him Lam của chiến dịch Trần Đình (Tên gọi bí mật của chiến dịch Điện Biên Phủ). Ông miêu tả cảnh xuất kích của bộ đội ta với khí thế hùng mạnh và quyết tâm cao, thể hiện được trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân cả nước. Bài hát cũng khắc họa được nỗi căm thù và niềm tin tưởng nhân đôi của các chiến sĩ với những đồng đội đã hy sinh vì Tổ Quốc :
Hôm qua đánh trận Điện Biên
Chiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến vào
Đột phá tiềm đạo tiến đánh vào
Đi mở đường thắng lợi,ba tháng đổ mồ hôi
Ta tới đây quyết diệt cho hết quân thù.
…
Ở đây chúng ta không quên
Bao anh em đồng chí hy sinh trận này
Nguyện câu quyết tâm ta phải thắng.
Chất liệu của bài hát “Trên đồi Him Lam” được tác giả trộn lẫn giữa giai điệu dân ca của vùng Khu 4 và Khu 3. Sự tìm tòi này của ông từ 5 cung lên 7 cung, pha trộn được điệu thức Sol và Rê, nghe rất “ngọt”.
Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về
Giữa mùa hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui…
Rê rê đô rê đô sol sol đô rê mí…
Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc…
Chất liệu là vậy, nhưng không phải ai cũng nhận ra được nét Chèo ở đó. Quả là tuyệt vời với tài năng của người sáng tác. Ông coi “Chiến thắng Điện Biên” là sự tổng kết của những bài hát trước đó để nói lên sự đoàn kết quân dân, góp công góp của góp cả tính mệnh để làm nên lịch sử.
Với bài “Chiến thắng Điện Biên” khỏi phải bình luận nhiều. Tự thân ca khúc đã nói lên đầy đủ những cái hay cái đẹp của nó mà 57 năm qua vẫn ngân vang giữa trời Tổ Quốc. Ca khúc đã xứng tầm với chiến thắng “chấn động địa cầu”. Biết rằng sự ra đời của nó là từ bên bếp lửa hồng trong ngôi nhà sàn ở bản Mường Phăng đúng đêm 7/5/1954 lịch sử. Và đó cũng là bài hát cuối cùng của Đỗ Nhận trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở chiến dịch này Đỗ Nhuận còn có ca khúc “Con ngựa già văn công” và hoạt cảnh Chèo “Hòn Đá” cũng rất vui tươi dí dỏm mà cũng rất… chính trị và… quân sự.
Những ngày tháng 5 này nghe lại chùm bài hát về Điện Biên Phủ càng nhớ đến người nhạc sĩ chiến sĩ (sinh năm 1922 - quê Hải Dương) đã ghi được lịch sử bằng âm nhạc về chiến dịch Điện Biên Phủ đầy hào hùng và sống mãi với thời gian, mặc dù giờ đây ông vắng mặt.
Sáng tác: Đỗ Nhuận; Phối khí: Đỗ Hồng Quân.
Hợp xướng Học viện Âm nhạc Quốc gia và Đoàn Nghệ thuật Quân khu II biểu diễn.
Biên đạo múa: Xuân Thanh.
Chỉ huy: Đỗ Hồng Quân.
Nhạc sĩ Dân Huyền