- “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Đừng vì thèm muốn mà rước họa vào thân. Ông bà xưa có câu: “Bệnh từ miệng vào, họa từ lời ra. Hãy cẩn trọng”, bạn đọc Đoàn Công Tâm nhắc nhở.
>> Người Việt đang ăn uống kiểu “trêu ngươi” thần chết
Sau bài viết “Người Việt đang ăn uống kiểu “trêu ngươi” thần chết” và bài viết “Khách Tây sợ kiểu ăn “trêu ngươi thần chết” của người Việt”, báo VietNamNet đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả bày tỏ thái độ trước lối ăn uống hiện nay của người dân.
Trên các diễn đàn trực tuyến, câu chuyện này cũng trở thành đề tài bàn tán sôi nổi.
Đại đa số các ý kiến đều cho rằng họ thực sự lo ngại về sức khỏe trước tình hình an toàn thực phẩm như hiện nay.
Kết hợp với việc không biết cách ăn uống sao cho hợp lý, nhiều người hàng ngày vẫn đang rước bệnh vào người.
“Ăn kiểu Việt Nam hiện nay thì có đầu tư xây dựng bệnh viện đến bao nhiêu cũng không thể đáp ứng nổi”, một bạn đọc cho biết.
Vô trách nhiệm với chính bản thân mình
Từ nước ngoài, một bạn đọc bày tỏ cảm giác khi chứng kiến cảnh ăn uống mất vệ sinh tại Thủ đô Hà Nội: “Thật khủng khiếp! Mỗi mét vỉa hè góc đường là một quán ăn. Ở đó nào là học sinh sinh viên nào là người già người trẻ túm lăm tụm ba cùng ăn uống với bụi bẩn. Đấy là chưa kể bát đĩa bẩn thực phẩm ôi thối hóa chất độc hại. Thật là khó hiểu cho thói ăn uống của rất nhiều người dân Hà Nội, trong họ không có tiêu chuẩn gì về vệ sinh thì phải”.
Kiểu ăn uống mất vệ sinh tràn ngập phố phường Hà Nội. (Ảnh: N.A) |
“Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Đừng vì thèm muốn mà rước họa vào thân. Ông bà xưa có câu: “Bệnh từ miệng vào, họa từ lời ra. Hãy cẩn trọng”, bạn đọc Đoàn Công Tâm nhắc nhở.
Còn bạn đọc Quỳnh Phương có cách lý giải khác: “Phải nói rằng ngon, tiện, rẻ và vì nhiều người không biết nấu ăn. Hơn nữa văn hoá ăn uống thời mở cửa và sự quản lý yếu kém của chính quyền về an toàn thực phẩm cũng là nguyên nhân . Nhưng quan trọng nhất là sự vô trách nhiệm với chính bản thân của chúng ta”.
Còn bạn đọc Trần Hà vừa thắc mắc vừa bức xúc: “Trên đời hết thức ăn thực phẩm hay sao mà kiếm những thức ăn chết người? Những năm trước dịch cúm H5N1 hoành hành vẫn chưa sợ sao? Nay có liên cầu lợn trong tiết canh lợn, bệnh này đã mắc nặng sẽ chết nhanh giống như ăn tiết canh vịt, gà. Đây là điều để cảnh tỉnh những người chưa muốn chết”.
Tăng cường tự nấu nướng
Nhiều độc giả đồng tình: Người nước ngoài không chê món ăn của ta dở, họ chỉ nói những món ăn được chế biến bằng tay bẩn của người bán, thực phẩm để dưới sàn cạnh nhà vệ sinh, ăn uống cạnh cống thoát nước,... là không an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thích ăn hàng quán ồn ào xô bồ là thói quen lâu nay của người dân. (Ảnh: N.A) |
“Biết rằng người dân Việt Nam ta quen với những chuyện đó rồi nhưng ngày nay đời sống được nâng cao, người bán cũng nên nhìn lại mình thay đổi để phục vụ khách hàng những món ăn vừa ngon vừa hợp vệ sinh, người mua cũng nên biết lựa chọn quán ăn nào sạch sẽ để bảo đảm sức khỏe của bản thân mình”, bạn đọc Csherrypink nói.
Chung quan điểm với bạn đọc Cherrypink, bạn đọc có nickname Purity0409 cho rằng mỗi người cố gắng ăn sạch được đến đâu hay đến đó.
Hiện người dân đang sống trong không khí độc hại, nguồn nước bẩn và thực phẩm không nguồn gốc, rất khó để có được cuộc sống đạt chất lượng.
“Thôi đành tự tay mua đồ về nấu, dù sao chế biến ở nhà, ta cũng giảm thiểu được khâu vệ sinh thực phẩm và đảm bảo ăn chín, uống sôi”, bạn đọc này cho biết.
Bạn đọc Hà Minh Hoàn thì cho rằng “thà nhịn đói một chút để về nhà nấu ăn” còn hơn là ăn ở ngoài đường. Bởi, ai đã chứng kiến khi quán ăn, nhà hàng chế biến thức ăn sẽ sợ xanh mặt.
“Các món ốc cũng vậy. Ốc len, ốc vặn, ốc đinh, .... nhìn họ để trong những thau bự, óng ánh nước cốt dừa , mùi thơm khuyến rũ, ai cũng nghĩ là ngon lắm. Nhưng nhìn họ xào nấu thì nổi da gà. Họ còn cho muối diêm vô để ốc dai giòn.
Chung quy tất cả họ chỉ nghĩ đến bán được nhiều tiền, còn người ăn sống chết mặc bay. Sức khỏe con người là quan trọng. Nếu muốn giữ gìn sức khỏe nên ăn uống cẩn thận”, bạn đọc Hoàn nhấn mạnh.
Nhìn thấy tận mắt mới tin
Tất nhiên là má nấu làm sao ngon như ở ngoài đường được vì thiếu gia vị, vì má không phải là người nấu ăn chuyên nghiệp, vì thiếu cái không khí xì xà xì xụp nơi hàng quán đông người, vì vv và vv.... Nhất là má không thể nấu được hết tất cả các món ăn mà mình thấy bạn bè hàng ngày khoe khi chúng mình nói chuyện với nhau.
Nhưng rồi một lần đến chợ Đồng Xuân má chỉ cho mình nhìn phía sau hàng bán bún ốc nhìn thấy họ rửa bát ra sao, họ rửa sau sống như thế nào ... Và rồi đến giờ mình vẫn còn sợ”.
“Được lời như cởi tấm lòng”, nhiều bạn đọc đã sôi nổi chia sẻ câu chuyện “đau thương” của mình.
“Có lần người bạn Singapore sang Việt Nam du lịch, mình nhiệt tình rủ đi ăn đặc sản Việt Nam, ăn ít thôi cho biết cũng được, họ cũng nhiệt tình đi theo ăn, đến sáng gọi lại tiễn họ về nước thì mới tá hỏa, người bạn đó bị tào tháo đuổi suốt đêm.
Sau này rút kinh nghiệm, mình chả bao giờ dám rủ bạn đi vào những quán "đặc sản" nữa, cứ chọn những nhà hàng chuyên bán món Việt mà mời, dù không "thuần Việt" lắm nhưng ít ra họ vẫn an toàn.
Hiện giờ mình ít dám ăn ngoài lắm, tự nấu nhà
ăn vừa rẻ vừa ngon mà ít ra yên cái dạ”, bạn đọc matchbox11 chia sẻ.
Ngọc Anh