Theo tài liệu mật mà WikiLeaks vừa tiết lộ, Apple đã gặp phải không ít khó khăn trong việc ngăn chặn nạn hàng nhái tại Trung Quốc bởi không nhận được sự hỗ trợ đúng mức của các nhà chức trách.
Những tài liệu mới nhất của WikiLeaks làm sáng tỏ cuộc đấu tranh chống hảng giả của Apple tại Trung Quốc.
Khổ vì hàng nhái...
Tháng 7/2011, báo chí quốc tế dậy sóng khi phát hiện ra Trung Quốc không chỉ là “thiên đường hàng nhái” của các sản phẩm Apple, mà còn của các cửa hàng Apple giả. Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 2/5 cửa hàng bất hợp pháp do không có giấy phép kinh doanh bảo đảm. Tuy nhiên, theo Reuters, phát ngôn viên của chính phủ Côn Minh lại bảo vệ các cửa hàng còn lại vì vẫn bán sản phẩm Apple chính hãng.
Apple hiện có 4 cửa hàng đặt tại Trung Quốc, 3 ở Bắc Kinh, 1 ở Thượng Hải, và là cửa hàng thu được lợi nhuận cao nhất thế giới, theo Giám đốc tài chính Peter Oppenheimer của Apple. Dù vậy, khao khát sở hữu sản phẩm Apple tại đây là không thể thỏa mãn. Đó là lí do vì sao các cửa hàng bắt đầu bán các sản phẩm không được cho phép, trong khi số khác lại rao bán các sản phẩm nhái rẻ hơn, chất lượng thấp hơn nhưng khá giống và có biểu tượng Apple.
Quảng Đông – tỉnh đông dân nhất Trung Quốc – trở thành trung tâm sản xuất và mua bán sản phẩm Apple nhái. Tập đoàn công nghệ Foxconn – đơn vị lắp ráp sản phẩm cho Apple – có các nhà máy đặt tại Quảng Đông. Theo Lilach Nachum – Giáo sư kinh tế quốc tế tại Cao đẳng Baruch (New York) thường xuyên phải qua lại châu Á, công nhân thường buôn lậu các bộ phận từ cơ sở sản xuất để làm bản sao. Đây chính là chi phí cho việc kinh doanh tại châu Á, nơi nhiều công ty Mỹ tìm tới do chi phí nhân công rẻ và các nhà máy hiệu quả. Nachum cho rằng: “Không tìm đến Trung Quốc cũng không phải là lực chọn hay. Các công ty không đủ sức làm điều này.”
Theo tài liệu công bố, hàng giả Trung Quốc cũng được cung cấp cho Ấn Độ. Trong cuộc truy đuổi, quan chức Ấn Độ đã khám phá ra vụ buôn lậu vận chuyển từ Trung Quốc qua Hồng Kông.
... khó vì bàn tay chính quyền
Theo bản ghi nhớ điện tử của Đại sứ quán Trung Quốc tháng 9/2008, Apple đã thành lập đội chuyên trách vào tháng 3/2008 để ngăn chặn sự bùng nổ của các sản phẩm máy nghe nhạc iPod và điện thoại iPhone nhái. Sau 3 năm, mặc dù đã mở rộng quy mô của đội này và gia tăng áp lực lên chính quyền Trung Quốc, hoạt động ngăn chặn hàng giả vẫn diễn tiến chậm chạp. Các thiết bị vi phạm bản quyền không phải là vấn đề ưu tiên của chính phủ Trung Quốc, theo thông tin từ các chuyên gia Hoa Kỳ.
Các thành viên của đội chuyên trách này được chiêu mộ từ công ty dược phẩm Pfizer – sau khi họ ngăn chặn thành công một loạt hoạt động sản xuất Viagra giả tại châu Á. John Theriault, cựu trưởng ban an ninh của Pfizer và cố vấn đặc biệt cho Cục điều tra Liên bang, dẫn đầu đơn vị an ninh toàn cầu của Apple. Don Shruhan, người từng làm việc cho Theriault tại Pfizer, hiện là giám đốc đơn vị an ninh của Apple tại Hồng Kông.
Shruhan – người từng cùng đội an ninh Pfizer trải qua 5 năm đấu tranh chống dược phẩm giả - đã phải bày tỏ “lo sợ” trước số lượng sản phẩm Apple nhái sản xuất tại Trung Quốc với các quan chức Đại sứ quán Bắc Kinh.
Phát ngôn viên của Apple và Pfizer từ chối bình luận về nhận xét này của Shruhan. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Pfizer cho biết công ty có lực lượng an ninh đủ mạnh để trấn áp được nạn thuốc giả trên toàn cầu.
Apple đã sớm lên kế hoạch theo sát nạn hàng giả, trước hết nhắm vào các nhà bán lẻ và những người bán hàng rong; tiếp đó sẽ hợp tác cùng cảnh sát để truy quét các cơ sở sản xuất nhái; và cuối cùng thuyết phục các nhà bán lẻ trực tuyến. Kế hoạch được mô phỏng tương tự chiến dịch từng rất thành công của Pfizer.
Tuy nhiên, đến nay Apple chỉ thu được thành công rất hạn chế. Theo Wini Chen – một sinh viên San Francisco vừa du học từ Bắc Kinh trở về, các cửa hàng và người bán rong cung cấp iPod, iPhone và iPad với giá giảm kỉ lục xuất hiện nhan nhản. Chỉ cần tới 15 phút để có được sản phẩm nhái nếu Chen thực sự muốn mua.
Quan chức Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với các công ty dược phẩm, nhưng không hành động tương tự với phần mềm, như Microsoft đã khám phá, hay hàng điện tử, như Apple đang dần nghiệm ra, Nachum nói. Trong khi thuốc giả có thể gây nên bệnh tật hay tử vọng, một chiếc iPod giả ít gây hiệu quả nghiêm trọng hơn.
Apple đã lên kế hoạch củng cố trường hợp của mình với chính phủ bằng các tranh luận rằng pin giả có thể nổ và làm bị thương mọi người, và tổn thất từ lợi nhuận thuế cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Những tranh luận này vẫn không đi tới đâu. Theo tài liệu tháng 4/2009, Chính phủ Trung Quốc từ chối điều tra một cơ sở làm nhái laptop Apple tháng 3/2009 vì đe dọa tới lao động địa phương. Cánh tay khác của Chính phủ Trung Quốc cũng dập tắt kế hoạch tấn công cửa hàng điện tử tại Quảng Đông do lo ngại làm suy giảm sức mua của khách hàng.
(Theo ICTnews/Macnn/CNN)
Vừa ra mắt, Galaxy Tab 7.7 đã bị rút xuống vì Apple
Tablet mỏng nhất thế giới khoe "eo" 7,7mm
Hãng HTC đang bị cáo buộc "do thám" người dùng
10 clip 'nóng' tuần 35: đi bộ 1000m trên cáp treo
Tablet mỏng nhất thế giới khoe "eo" 7,7mm
Hãng HTC đang bị cáo buộc "do thám" người dùng
10 clip 'nóng' tuần 35: đi bộ 1000m trên cáp treo
Hàng trăm người xếp hàng trong mưa trước cửa hàng Apple Store tại Bắc Kinh trong ngày đầu iPad bán chính thức tại Trung Quốc hôm 17/9/2010. Ảnh: EPA. |
Những tài liệu mới nhất của WikiLeaks làm sáng tỏ cuộc đấu tranh chống hảng giả của Apple tại Trung Quốc.
Khổ vì hàng nhái...
Tháng 7/2011, báo chí quốc tế dậy sóng khi phát hiện ra Trung Quốc không chỉ là “thiên đường hàng nhái” của các sản phẩm Apple, mà còn của các cửa hàng Apple giả. Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa 2/5 cửa hàng bất hợp pháp do không có giấy phép kinh doanh bảo đảm. Tuy nhiên, theo Reuters, phát ngôn viên của chính phủ Côn Minh lại bảo vệ các cửa hàng còn lại vì vẫn bán sản phẩm Apple chính hãng.
Apple hiện có 4 cửa hàng đặt tại Trung Quốc, 3 ở Bắc Kinh, 1 ở Thượng Hải, và là cửa hàng thu được lợi nhuận cao nhất thế giới, theo Giám đốc tài chính Peter Oppenheimer của Apple. Dù vậy, khao khát sở hữu sản phẩm Apple tại đây là không thể thỏa mãn. Đó là lí do vì sao các cửa hàng bắt đầu bán các sản phẩm không được cho phép, trong khi số khác lại rao bán các sản phẩm nhái rẻ hơn, chất lượng thấp hơn nhưng khá giống và có biểu tượng Apple.
Quảng Đông – tỉnh đông dân nhất Trung Quốc – trở thành trung tâm sản xuất và mua bán sản phẩm Apple nhái. Tập đoàn công nghệ Foxconn – đơn vị lắp ráp sản phẩm cho Apple – có các nhà máy đặt tại Quảng Đông. Theo Lilach Nachum – Giáo sư kinh tế quốc tế tại Cao đẳng Baruch (New York) thường xuyên phải qua lại châu Á, công nhân thường buôn lậu các bộ phận từ cơ sở sản xuất để làm bản sao. Đây chính là chi phí cho việc kinh doanh tại châu Á, nơi nhiều công ty Mỹ tìm tới do chi phí nhân công rẻ và các nhà máy hiệu quả. Nachum cho rằng: “Không tìm đến Trung Quốc cũng không phải là lực chọn hay. Các công ty không đủ sức làm điều này.”
Theo tài liệu công bố, hàng giả Trung Quốc cũng được cung cấp cho Ấn Độ. Trong cuộc truy đuổi, quan chức Ấn Độ đã khám phá ra vụ buôn lậu vận chuyển từ Trung Quốc qua Hồng Kông.
... khó vì bàn tay chính quyền
Theo bản ghi nhớ điện tử của Đại sứ quán Trung Quốc tháng 9/2008, Apple đã thành lập đội chuyên trách vào tháng 3/2008 để ngăn chặn sự bùng nổ của các sản phẩm máy nghe nhạc iPod và điện thoại iPhone nhái. Sau 3 năm, mặc dù đã mở rộng quy mô của đội này và gia tăng áp lực lên chính quyền Trung Quốc, hoạt động ngăn chặn hàng giả vẫn diễn tiến chậm chạp. Các thiết bị vi phạm bản quyền không phải là vấn đề ưu tiên của chính phủ Trung Quốc, theo thông tin từ các chuyên gia Hoa Kỳ.
Các thành viên của đội chuyên trách này được chiêu mộ từ công ty dược phẩm Pfizer – sau khi họ ngăn chặn thành công một loạt hoạt động sản xuất Viagra giả tại châu Á. John Theriault, cựu trưởng ban an ninh của Pfizer và cố vấn đặc biệt cho Cục điều tra Liên bang, dẫn đầu đơn vị an ninh toàn cầu của Apple. Don Shruhan, người từng làm việc cho Theriault tại Pfizer, hiện là giám đốc đơn vị an ninh của Apple tại Hồng Kông.
Shruhan – người từng cùng đội an ninh Pfizer trải qua 5 năm đấu tranh chống dược phẩm giả - đã phải bày tỏ “lo sợ” trước số lượng sản phẩm Apple nhái sản xuất tại Trung Quốc với các quan chức Đại sứ quán Bắc Kinh.
Phát ngôn viên của Apple và Pfizer từ chối bình luận về nhận xét này của Shruhan. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Pfizer cho biết công ty có lực lượng an ninh đủ mạnh để trấn áp được nạn thuốc giả trên toàn cầu.
Apple đã sớm lên kế hoạch theo sát nạn hàng giả, trước hết nhắm vào các nhà bán lẻ và những người bán hàng rong; tiếp đó sẽ hợp tác cùng cảnh sát để truy quét các cơ sở sản xuất nhái; và cuối cùng thuyết phục các nhà bán lẻ trực tuyến. Kế hoạch được mô phỏng tương tự chiến dịch từng rất thành công của Pfizer.
Tuy nhiên, đến nay Apple chỉ thu được thành công rất hạn chế. Theo Wini Chen – một sinh viên San Francisco vừa du học từ Bắc Kinh trở về, các cửa hàng và người bán rong cung cấp iPod, iPhone và iPad với giá giảm kỉ lục xuất hiện nhan nhản. Chỉ cần tới 15 phút để có được sản phẩm nhái nếu Chen thực sự muốn mua.
Quan chức Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với các công ty dược phẩm, nhưng không hành động tương tự với phần mềm, như Microsoft đã khám phá, hay hàng điện tử, như Apple đang dần nghiệm ra, Nachum nói. Trong khi thuốc giả có thể gây nên bệnh tật hay tử vọng, một chiếc iPod giả ít gây hiệu quả nghiêm trọng hơn.
Apple đã lên kế hoạch củng cố trường hợp của mình với chính phủ bằng các tranh luận rằng pin giả có thể nổ và làm bị thương mọi người, và tổn thất từ lợi nhuận thuế cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Những tranh luận này vẫn không đi tới đâu. Theo tài liệu tháng 4/2009, Chính phủ Trung Quốc từ chối điều tra một cơ sở làm nhái laptop Apple tháng 3/2009 vì đe dọa tới lao động địa phương. Cánh tay khác của Chính phủ Trung Quốc cũng dập tắt kế hoạch tấn công cửa hàng điện tử tại Quảng Đông do lo ngại làm suy giảm sức mua của khách hàng.
(Theo ICTnews/Macnn/CNN)