TIN BÀI LIÊN QUAN
Sẽ di dời 65 trường ra ngoại thành
Trường phải di dời, sinh viên buồn vui lẫn lộn
ĐH ra ngoại thành, đất vàng dành phổ thông
Trường ra ngoại thành, đất vàng dành ai?
Hết tháng 5, chốt danh sách 65 trường rời nội thành
Đại học dưới 2ha sẽ ra ngoại thàn
Hết năm học, giáo dục bàn tiêu tiền nghìn tỷ
Một phần "đất vàng" sẽ chuyển thành đất xây dựng
Bộ Xây dựng cho biết, về quy mô
đất ở khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội khi các trường thuộc diện di dời thì cơ
bản giữ nguyên các cơ sở trường cũ, không chuyển đổi mục đích sử dụng, diện tích
khoảng 500 ha đất.
|
Ảnh Lê Anh Dũng |
Với các trường cơ sở trường có vị trí và cơ sở vật chất không phù hợp với hoạt động giáo dục đào tạo, nằm trong trung tâm thành phố có diện tích dưới 20 m2/ sinh viên hoặc trường công lập có diện tích dưới 2 ha, dân lập dưới 5 ha được chuyển đổi sử dụng đất thành các chức năng khác của đô thị. Trong đó một phần đất hiện nay dự kiến chuyển thành đất xây dựng các công trinh dịch vụ, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở 2 cho các trường; phần còn lại chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao, đào tạo sau ĐH...
Vẫn theo Bộ Xây dựng thì các đô thị vệ tinh của Hà Nội như Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Sóc Sơn bổ sung khoảng từ 3.000 - 3.400 ha để xây dựng trường mới.
Về định hướng quy hoạch hệ thống các trường tại vùng Thủ đô Hà Nội sẽ được phân bố trong cấu trúc không gian vùng. Cụ thể, vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 khoảng 1,62 triệu sinh viên (chiếm 40% số sinh viên toàn quốc). Trong đó Thủ đô Hà Nội đáp ứng khoảng 65-70 vạn sinh viên (chiếm 40-43% số sinh viên toàn vùng);
Tỉnh Hưng Yên, Hải Dương đáp ứng khoảng 20-22 vạn sinh viên (chiếm 12-14% sinh viên vùng), các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam đáp ứng khoảng 14-15 vạn sinh viên (9-10 số sinh viên vùng) và Hòa Bình đáp ứng khoảng 6-7 vạn sinh viên (4-5% sinh viên vùng).
Sẽ di dời 80 trường Theo tính toán của Bộ GD-ĐT
thì trong 20 năm (2011-2030) thành phố Hà Nội cần giảm mật độ sinh
viên từ 478.856 (năm 2011) xuống còn 150.000 sinh viên (năm 2030). Như vậy cần
giảm khoảng 2/3 sinh viên ĐH, CĐ ở các cơ sở trong nội thành ra các khu quy
hoạch. Theo đó cần giảm khoảng 320.000 sinh viên, tương đương với số trường
cần di dời khoảng 40 trường. Tương tự, TP.HCM
cũng cần giảm mật độ sinh viên nội thành từ 516.544 sinh viên (năm 2011) xuống
còn 170.000 sinh viên (năm 2030).Như vậy cần giảm 2/3 số sinh viên ĐH, CĐ đang
học ở các cơ sở đào tạo trong nội thành hiện nay ra các khu quy hoạch. Theo đó,
cần giảm khoảng 350.000 sinh viên, tương đương với số trường phải di dời là 40
trường.
Trong đó, một phần đất hiện nay (khoảng 1.000 ha) dự kiến chuyển thành đất xây dựng các công trình dịch vụ đô thị, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở 2 cho trường; phần còn lại chuyển đổi thành các cơ sở nghiên cứu, đào tạo chất lượng cao, đào tạo sau ĐH...
Bộ Xây dựng cũng cho biết, dự kiến dành quỹ đất 1.500 - 1.700 ha như đã xác định trong quy hoạch chung TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm: khu vực Tây Bắc thuộc các huyện Hóc Môn và Củ Chi khoảng 670 ha; khu vực phía Nam thuộc khu Nam Sài Gòn, huyện Bình Chánh, Nhà Bè khoảng 740 ha; khu vực phía Đông Bắc thuộc quận 9 khoảng 200 - 250 ha (không gồm ĐHQG TP.HCM khoảng 630 ha).
Đến năm 2025 vùng TP.HCM có khoảng 1,2 triệu sinh viên (chiếm 26,7% số sinh viên toàn quốc). Trong đó, TP.HCM đáp ứng khoảng 40 vạn sinh viên (chiếm 33-35% số sinh viên toàn vùng); tỉnh Bình Dương đáp ứng khoảng 20-22 vạn sinh viên (chiếm 17-18% sinh viên vùng); các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang đáp ứng khoảng 12-15 vạn sinh viên (10-13% sinh viên vùng); Tây Ninh đáp ứng khoảng 8 vạn sinh viên (chiếm 7% sinh viên vìng); Long An và Bình Phước đáp ứng khoảng 6 vạn sinh viên (chiếm 5% sinh viên vùng).
Theo quy hoạch của Bộ Xây dựng thì Thủ đô Hà Nội và TP.HCM sẽ là trung tâm đào tạo chất lượng cao của vùng và cả nước.
Ba nhóm mô hình cho ĐH dời...đến
Nhóm trường xây dựng đơn lẻ: Là các trường được chuyển toàn bộ hoặc phân hiệu cơ sở 2 ra bên ngoài trung tâm. Các trường có chức năng đào tạo đặc thù cần có không gian riêng biệt như: khối trường an ninh, quân đội, thể dục thể thao hoặc trường nghệ thuật gây tiếng động ào ào. Các trường xây dựng đơn lẻ có thể nằm cạnh khu dân cư.
Mô hình xây dựng khu ĐH (cụm ĐH hoặc khu ĐH tập trung)
Bộ Xây dựng cho biết, đây là khuynh hướng tiên tiến được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới đáp ứng mô hình đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, tận dụng tối đa sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và công trình hỗ trợ học tập trong khuôn viên trường, giảm kinh phí đầu tư và tiết kiệm khoảng 30% quỹ đất xây dựng. Tùy thuộc quy mô trường, điều kiện kinh tế - xã hội, có thể áp dụng các trường hợp sau:
- Cụm trường ĐH: Tập hợp các trường độc lập được xếp cạnh nhau trong cùng một khu đất, đóng vai trò là một khu chức năng chuyên ngành của thành phố. Các trường trong tổ hợp này sẽ cùng sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Được áp dụng đối với các khu vực ít có điều kiện kêu gọi vốn đầu tư xây dựng, quy mô cụm ĐH nhỏ dưới 50ha, đào tạo nghề gắn liền kề với khu nghiên cứu hoặc khu sản xuất chuyên ngành, các trường trong khuôn viên được xây dựng và vận hành theo các giai đoạn.
- Khu ĐH có quy mô lớn gồm các trường, khoa thành viên, có quản lý nội tại chặt chẽ như một đô thị độc lập với thành phố. Chú trọng tổ chức các không gian công cộng sử dụng chung, khai thác tối đa hiệu quả của tất cả các chức năng trong khu ĐH. Thích ứng với các ĐH vùng, ĐH cộng đồng, ĐH đa ngành chất lượng cao, có giới hạn về số lượng sinh viên, giới hạn về số lượng các trường/khoa thành viên trong khuôn viên của trường và có tổ chức quản lý tập trung. Giới hạn tối đa của loại trường này dưới 3 vạn sinh viên, nếu vượt quá giới hạn này sẽ khó khăn trong quản lý điều hành.
- Liên hợp các trường ĐH, CĐ độc lập về cơ sở đào tạo, nhưng lại có những cơ sở, trung tâm dùng chung khác (thư viện, hội nghị hội thảo,...). Đây là mô hình liên kết sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tiền đề cho các mô hình liên thông trong đào tạo và sử dụng chuyên gia. Xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ. Khai thác hiệu quả các tài nguyên đất đai và công trình, nhằm phát huy hiệu quả cơ sở đào tạo và nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực khu vực. Việc sử dụng liên thông giữa các trường trong Khu ĐH cho phép tiết kiệm diện tích đất khoảng 30%.
Mô hình đô thi ĐH: Là đô thị chuyên ngành, chức năng đào tạo ĐH, CĐ đóng vai trò chủ chốt trong đô thị. Phù hợp với đô thị lớn trong đó đô thị ĐH là vệ tinh được kết nối thuận với "đô thị trung tâm" bằng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến. Bộ Xây dựng dẫn dụ như đô thị ĐH Xuân Mai, Hòa Lạc thuộc TP Hà Nội xây dựng theo mô hình đô thị ĐH. Sinh viên, giảng viên và các cán bộ nghiên cứu khoa học sẽ là thành phần dân số chủ yếu trong đô thị.
-
Kiều Oanh
Ba tiêu chí di dời - Tiêu chí 1: Trường có vị trí nằm trong khu vực nội thành thành phố - Tiêu chí 2: Trường không đáp ứng chỉ tiêu sử dụng đất dưới 25m2/ sinh viên (không kể diện tích công trình thể chất và ký túc xá); dưới 45m2 / sinh viên (bao gồm công trình thể chất và ký túc xá). Trường hợp đáp ứng chỉ tiêu sử dụng đất/ sinh viên nhưng quy mô diện tích đất khuôn viên hiện có không dưới 2ha. - Tiêu chí 3: Hạ tầng trường (điều kiện cơ sở vật chất) không đảm bảo diện tích các công trình về thể chất (sân thể thao, thư viện, cây xanh...) theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc hạ tầng ngoài trường (xã hội và ký thuật) không đảm bảo hoặc gây ảnh hưởng đế sự quá tải của hạ tầng đô thị. |