Ảnh minh họa |
Một người phụ nữ ở Hà Lan đã bị một tòa án ra lệnh xóa các bức ảnh của cháu mình khỏi mạng xã hội, trong một phán quyết được đưa ra theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU.
Phán quyết này là kết quả của một cuộc tranh cãi giữa người phụ nữ này và con gái của bà. Thông qua cảnh sát, con gái của người phụ nữ yêu cầu mẹ gỡ những bức ảnh của các cháu. Sau khi bị bà ngoại từ chối xóa các bức ảnh, mẹ của những đứa trẻ đã đưa vấn đề lên một tòa án ở tỉnh Gelderland của Hà Lan.
Kết quả, thẩm phán tòa án Gelderland buộc người bà phải xóa những bức ảnh được tải lên tài khoản Facebook và Pinterest trong vòng 10 ngày, và cảnh báo bà sẽ bị phạt 50 euro (55 USD) cho mỗi ngày bà không tuân thủ phán quyết, và mức phạt tối đa là 1.000 euro.
GDPR là gì?
Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành GDPR vào tháng 5/2018 để mang tới cho mọi người toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân. Bộ quy định này cung cấp cho người tiêu dùng trong khu vực EU quyền yêu cầu biết dữ liệu của họ đang được sử dụng như thế nào và có quyền bị lãng quên - nói cách khác, khả năng xóa tất cả dữ liệu của một công ty lưu trữ trên đó.
Các tổ chức cũng phải có được sự đồng ý rõ ràng của người dùng trước khi có thể xử lý hoặc lưu trữ dữ liệu của họ. Các công ty không tuân thủ GDPR có thể bị phạt tới 20 triệu euro hoặc 4% doanh thu hàng năm trên toàn cầu của họ. Tính đến tháng 1, luật này đã dẫn đến khoản tiền phạt hơn 126 triệu USD.
Ngày mai 25/5 sẽ đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai thực hiện GDPR.
Luật pháp của Hà Lan cho rằng mọi người phải được sự cho phép của người giám hộ hợp pháp để đăng ảnh trẻ em dưới 16 tuổi.
Theo Vietnam+
Khi nào được sao chép, trích dẫn đường link các tin, bài báo?
Liên quan đến quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh CNTT tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP vừa có hiệu lực ngày 15/4, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thành Chung, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT.