Để triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo Công tác giáo dục nghề nghiệp và Giải quyết việc làm tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với ngành lao động, thương binh và xã hội triển khai rà soát số người trong độ tuổi lao động, nhu cầu đào tạo ở từng địa phương.

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho khoảng 7,6 nghìn lao động nông thôn theo đề án 1956.

{keywords}
Trong một lớp học đào tạo nghề

Nhờ được trang bị kiến thức, lao động nông thôn biết ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thuận lợi khi tiêu thụ, sau đào tạo nghề, 71,4% lao động nông thôn đã tìm được việc làm mới hoặc tiếp tục nghề cũ nhưng nâng cao năng suất, thu nhập.

Thời gian tới, ngành Lao động thương binh và Xã hội Bắc Giang tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh các khóa đào tạo tại chỗ, bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền lợi ích của việc tham gia đào tạo nghề. Song song với đề án 1956, Bắc Giang cũng có kế hoạch xây dựng chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm để bà con có nguồn thu bền vững.

3 cô gái làm nghề bốc vác, lái xe nổi tiếng trên mạng nhờ xinh đẹp

3 cô gái làm nghề bốc vác, lái xe nổi tiếng trên mạng nhờ xinh đẹp

Chu Thiên Bội, Rino Sasaki hay Joyce Tadeo là các "bóng hồng" khiến nhiều người bất ngờ khi kiếm sống bằng các công việc nặng nhọc, vốn quen thuộc hơn với đàn ông.

Nguyên Phương