Bác sĩ thẩm mỹ cũng giống như vận động viên

- Xin chào BS. Tú Dung. Được biết, ông là bác sĩ Việt Nam đóng góp nội dung thực hiện cuốn sách của Mỹ có tên Operative Techniques in Facial Aesthetic Surgery - Cuốn sách về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ vùng mặt. Ông có thể chia sẻ rõ hơn ?

Nói về cuốn sách này, tôi phải cảm ơn người thầy của mình là TS. BS Man Koon Suh- người đã định hướng cho tôi rất nhiều trong nghề nghiệp. Thầy cũng chính là người giới thiệu để tôi có thể tham gia đóng góp vào nội dung cuốn sách.

{keywords}
TS.BS Man Koon Suh (bên trái) vừa là người thầy, vừa là tri kỷ của TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung (bên phải)

Mỗi năm ở Mỹ có nhiều cuốn sách xuất bản về tạo hình thẩm mỹ. Tuy nhiên cá nhân tôi thấy cuốn sách Operative Techniques in Facial Aesthetic Surgery (xuất bản năm 2018) có thể được coi như cuốn sách tiêu chuẩn chuyên về lĩnh vực Phẫu thuật thẩm mỹ tại Hoa Kỳ.

Khi viết về cuốn sách này, tôi cũng mất nhiều thời gian nghiên cứu, chắp bút làm sao để người đọc có thể hiểu và có thể thực hành được trên nền lý thuyết đó.

{keywords}
Cận cảnh cuốn sách Operative Techniques in Facial Aesthetic Surgery

- Là người “tiên phong”, bác sĩ có gặp nhiều áp lực khi thực hiện cuốn sách?

Cuốn sách là tập hợp kiến thức từ 85 tác giả là những chuyên gia Phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt nổi tiếng (30% là những tác giả tới từ top những trường Đại học danh tiếng của Thế giới), hướng đến trở thành một trong những cuốn sách kinh điển của Hoa Kỳ nên khi mới nhận lời, tôi gặp khá nhiều áp lực.

Mặt khác, với bản tính luôn mong muốn vượt qua thử thách, tôi nhận thấy đây là một cơ hội tốt mà không phải ai cũng có được nên tôi trân trọng và hoàn thành một cách tốt nhất.

- Gần 20 năm theo ngành phẫu thuật thẩm mỹ, kỷ niệm nào trong nghề khiến anh nhớ nhất?

Tôi nhớ nhất là sau khi học những kỹ thuật mới từ Hàn Quốc. Năm 2011, một mình tôi phải thực hiện kỹ thuật phẫu thuật cắt hàm hô.

Trước đó, khi mổ thường có các bác sĩ đứng kế bên nên tôi không quá lo lắng, nhưng lần này, khi mới bắt đầu tôi cảm giác sợ và có đôi chút lo lắng.

Tôi sợ sau khi mổ xong, lỡ bệnh nhân rơi hàm ra thì sẽ nối như thế nào, cắt xong có bị gì không? Nên sau khi ca mổ thành công, cảm giác của tôi lúc đó lạ lắm.

Tôi hay nói với mọi người, cuộc đời bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật giống như một người vận động viên. Khi họ vượt qua một ngưỡng nào đó, thì cảm giác rất hạnh phúc. Tôi cũng đã từng có cảm giác đó.

{keywords}
Thạc sĩ xe ôm Nguyễn Duy Phương - là một trong những ca hàm khó và phức tạp được bác sĩ Tú Dung phẫu thuật thành công

Làm nghề không quan trọng thứ hạng, tiền bạc

- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều bệnh viện thẩm mỹ. Vậy làm sao để bệnh viện của anh khiến khách hàng yên tâm và tin tưởng làm đẹp tại đây?

Ngành PTTM Việt Nam những năm gần đây phát triển rất nhanh nên độ cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Tuy nhiên, bất kỳ ngành dịch vụ nào trên thế giới sau cùng cũng cần tạo nên thương hiệu, uy tín và kết quả là quan trọng nhất.

Đặc biệt, trong ngành Y, y đức rất quan trọng. Tôi thường khuyên những khách hàng của mình, phẫu thuật những gì cần thiết chứ không quá lạm dụng.

{keywords}
BS Tú Dung nhận được bằng khen của Bộ Y tế nhờ vào những đóng góp tích cực trong ngành Y

- Theo cá nhân bác sĩ, công nghệ làm đẹp nào tại JW giúp khẳng định thương hiệu JW trong ngành thẩm mỹ ?

Công nghệ làm đẹp đầu tiên mà JW đưa về Việt Nam là nâng mũi cấu trúc S-line. Hiện nay, phương pháp này vẫn được coi là xu hướng trong ngành thẩm mỹ.

Ngoài ra, những dịch vụ liên quan phẫu thuật hàm mặt, chỉnh hình hàm mặt lệch, hô, móm,.. cũng được rất nhiều người quan tâm. Điển hình là bệnh viện JW đã thực hiện thành công nhiều ca phức tạp. Thậm chí, có những ca ở nước ngoài chưa làm được thì ở bệnh viện chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật thành công.

- Đến thời điểm hiện tại, bác sĩ và bệnh viện của mình đã giúp đỡ được bao nhiêu trường hợp “thay đổi cuộc đời”?

Tôi không nhớ chính xác lắm, nhưng có lẽ cũng hơn 1.000 trường hợp

Nhiều người hay thắc mắc, tại sao tôi lại bỏ ra số tiền lớn như vậy để làm miễn phí, nhưng tôi nghĩ rằng, chi phí tôi bỏ ra lớn nhất vẫn là tay nghề, khối óc.

Tôi nghĩ đơn giản rằng nếu mình vận dụng tay nghề và khối óc trong vài tiếng phẫu thuật mà có thể thay đổi được cả tương lai cho một người thì điều đó thực sự xứng đáng. Nếu tôi tặng họ 50-100 triệu đồng, chỉ  vài tháng tiêu cũng hết. Cái tôi muốn là cho họ cần câu để họ xây dựng tương lai của chính mình.

- Nhiều người nói, làm vậy cũng là một cách ông quảng bá bệnh viện của mình để có thể phát triển thêm nhiều JW trên toàn quốc?

Tôi không có ý định mở thêm các chi nhánh của JW, dù tôi biết chắc chắn một điều mở ra sẽ có lợi nhuận. Với tôi, thương hiệu là mở chuỗi, nhưng chuỗi không phải một cái đúng trong Y khoa.

Tại Hàn Quốc cách đây khoảng 20 năm, các bệnh viện thẩm mỹ cũng hoạt động theo hình thức mở hàng loạt chuỗi nhưng gần đây họ chỉ định vị 1 cơ sở duy nhất để chắc chắn được về chất lượng.

Tôi không quá đặt nặng mục tiêu phải đạt được Top trên thị trường, nhưng tôi tự tin mình luôn là người dẫn đầu về kỹ thuật và công nghệ.

Tôi nghĩ, bác sĩ dù ở ngành nào cũng cần phải dành thời gian cho nghiên cứu, phải đọc sách, thì con người mình mới luôn đổi mới, thành công. Đặc biệt, bác sĩ thời nay phải giỏi ngoại ngữ, chứ không thể ra nước ngoài mà cứ kè kè bên phiên dịch viên được. Nhìn vậy kỳ lắm!

{keywords}
Bác sĩ Tú Dung thường xuyên tham gia các hội nghị Y khoa Quốc tế

- Vậy mục tiêu của bác sĩ trong thời gian sắp tới là gì?

Mục tiêu trong ngành PTTM không phải mục tiêu cuối cùng của tôi, mà tôi có nhiều mực tiêu lớn trong ngành Y.

Tôi mơ ước sẽ mở được 1 trường đại học Y khoa để giảng dạy, truyền đạt cho những người trẻ đam mê ngành này.

- Xin cảm ơn bác sĩ!

Vũ Minh