Trung Quốc là một trong những quốc gia có các biện pháp quản lý Internet nghiêm ngặt nhất trên thế giới?
Ban hành các đạo luật
Lúc đầu, Internet được Trung Quốc sử dụng để phát triển kinh tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ? Trung Quốc đã đầu tư nhiều để phát triển công nghệ kỹ thuật mới, cơ sở hạ tầng truyền thông. Nhưng Internet càng phát triển thì sự quan ngại về an ninh càng tăng. Vì vậy, chính quyền đã ban hành các luật về Internet, các bộ lọc công nghệ, cảnh sát mạng, yêu cầu các công ty cung cấp Internet tự loại bỏ những nội dung độc hại trên mạng của mình. Cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc cũng tự đưa ra những nội dung hấp dẫn để chiếm lĩnh không gian mạng, các biện pháp quản lý thông dụng như : đăng ký tên thật, kiểm tra những hành vi không phù hợp với văn hoá mạng, cưỡng chế đối với những người sử dụng Internet vi phạm luật pháp… Trung Quốc đã ban hành 3 đạo luật về sử dụng Internet:
(1) Quy chế tạm thời về việc quản lý thông tin mạng máy tính kết nối quốc tế. Trong đó quy định “Không một đơn vị hoặc cá nhân nào được phép tự tạo ra những kết nối quốc tế trực tiếp. Tất cả những kết nối trực tiếp với Internet phải thông qua 4 nhà cung cấp mạng chính của Trung Quốc là: ChinaNet, GBNet, CERNET và CTSNET”.
(2) Pháp lệnh về Bảo vệ an ninh của các hệ thống thông tin máy tính, trong đó quy định việc “giám sát, kiểm tra và hướng dẫn công tác bảo vệ an ninh” và “điều tra và truy tố các trường hợp phạm pháp”.
(3) Pháp lệnh quy định, trong đó định nghĩa “thông tin độc hại” và chỉ ra 5 loại hoạt động có hại liên quan đến việc sử dụng Internet.
Xác định cấp độ quản lý: quản lý Internet với ba cấp độ.
Một là, quản lý các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng: Một trong những kế hoạch quan trọng của chính quyền Trung Quốc liên quan đến việc quản lý Internet đối với các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng đó là “Dự án Trường thành lửa”, được Bộ Công an Trung Quốc khởi xướng vào năm 1998 và đưa vào sử dụng vào tháng 11.2003. Hệ thống này hoạt động dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như khóa địa chỉ IP, lọc và dẫn đến một tên miền mới, lọc URL, lọc gói tin và xác lập lại kết nố? Ngoài ra, Green Dam Youth Escort cũng là một kế hoạch đáng chú ý khác.
Đây là một phần mềm kiểm soát nội dung dùng cho Hệ điều hành Windows được chính phủ Trung Quốc phát triển. Ban đầu Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin quy định bắt buộc mỗi máy tính cá nhân được bán ra ở Trung Quốc, bao gồm cả các máy được nhập khẩu từ nước ngoài phải có các phầm mềm đã cài đặt sẵn hoặc có các tập tin cài đặt trên một đĩa CD đi kèm. Sau đó, chỉ thị này đã được thay đổi để được thực hiện một cách tự nguyện.
Hai là, quản lý các nhà cung cấp nội dung Internet : Bước đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải có trách nhiệm ngăn chặn người sử dụng tiếp cận với các thông tin chính trị nhạy cảm. Bước tiếp theo là ngăn chặn các nhà cung cấp dịch vụ - đa số là các nhà cung cấp nội địa, một vài trong số đó là những doanh nghiệp có đầu tư của nước ngoài - lưu trữ những nội dung chính trị nhạy cảm. Bước thứ ba hướng đến các nhà cung cấp nội dung Internet với mục đích thương mại hoặc phi thương mại ?
Nếu muốn có và duy trì giấy phép hoạt động ở Trung Quốc, các nhà cung cấp nội dung Internet cần phải ngăn chặn sự xuất hiện các nội dung “nhạy cảm” liên quan đến chính trị thông qua các phương tiện kiểm duyệt nội dung tự động hoặc được thực hiện bởi nhân viên của họ.
Ba là, quản lý thư điện tử và các mạng xã hội: Cũng như ở hầu hết các quốc gia khác, các dịch vụ thư điện tử được lưu trữ trên máy chủ bên trong Trung Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan hành pháp về thông tin người dùng và bản sao các thông tin được liên lạc bằng thư điện tử. Điện thoại di động và các dịch vụ chat trên Internet được phép hoạt động ở Trung Quốc cũng được yêu cầu lọc các nội dung nhạy cảm về chính trị…
Mạng xã hội ở Việt Nam
Theo xu hướng chung, tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều mạng xã hội khác nhau như ZingMe, GoOnline, Yume, Tamtay, CyberWorld, G?vn, AZ?vn và Banb?net. Các mạng xã hội “nội địa” của Việt Nam chủ yếu hoạt động theo mô hình của các mạng xã hội thế hệ đầu tiên (như mô hình của Y!360) với xu hướng chính là tự tạo nội dung (chia sẻ ảnh, video, viết blog). Tuy nhiên, Facebook với xu hướng chính là tương tác, liên kết giữa người dùng với nhau trong các mối quan hệ bạn bè đã nhanh chóng có những thành công nhất định. Dẫn đầu là các mạng ZingMe, GoOnlin? Trong “Top 100 website Việt Nam” do Google Ad planner công bố vào tháng 9-2010, đứng đầu là ZingMe (m?zing.vn) - với 5,1 triệu người sử dụng; Facebook xếp thứ hai với 2,9 triệu thành viên và đạt 710 triệu lượt xem; đứng thứ ba là Yume (yum?vn) với xấp xỉ 2,9 triệu thành viên; cuối cùng là Tamtay với 1,2 triệu người sử dụng.
Theo một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, 2011 sẽ là năm bùng nổ của thị trường ứng dụng trên mạng xã hội tại Việt Nam. Với lợi thế cộng đồng người sử dụng lớn và công cụ thanh toán đơn giản, đây sẽ là thị trường màu mỡ cho các nhà cung cấp nội dung, đồng thời sẽ hình thành một làn sóng dịch vụ và ứng dụng trên mạng xã hội ?
Những ưu điểm mà mạng xã hội đem lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều tiêu cực. Nghiêm trọng hơn hết đó là sự phát triển của công nghệ thông tin khiến Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng vô tình trở thành một công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh và phát triển các nguy cơ đối với an ninh, chính trị xã hội ? Vì vậy, đi đôi với việc phát triển mạng xã hội cần phải có sự quản lý, hướng dẫn, tư vấn và định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để việc sử dụng mạng xã hội một cách có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Như vậy, từ tình hình phát triển và vai trò của các mạng xã hội đối với các vấn đề chính trị xã hội hiện nay, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quản lý mạng xã hội ? Để quản lý có hiệu quả, loại trừ những nguy cơ mà mạng xã hội có thể mang lại, các nước trên thế giới đều có những biện pháp kiểm soát khác nhau nhưng đều có mục đích chung là hạn chế tối thiểu nguy cơ từ mạng xã hội đồng thời vẫn đảm bảo phát triển cho các mạng nà? Đó là những vấn đề mới nảy sinh từ những tiến bộ của công nghệ – dịch vụ internet mà các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quản lý xã hội của Việt Nam không thể không quan tâm.
Nguyễn Nhâm (Theo NDĐT)
Ban hành các đạo luật
Lúc đầu, Internet được Trung Quốc sử dụng để phát triển kinh tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ? Trung Quốc đã đầu tư nhiều để phát triển công nghệ kỹ thuật mới, cơ sở hạ tầng truyền thông. Nhưng Internet càng phát triển thì sự quan ngại về an ninh càng tăng. Vì vậy, chính quyền đã ban hành các luật về Internet, các bộ lọc công nghệ, cảnh sát mạng, yêu cầu các công ty cung cấp Internet tự loại bỏ những nội dung độc hại trên mạng của mình. Cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc cũng tự đưa ra những nội dung hấp dẫn để chiếm lĩnh không gian mạng, các biện pháp quản lý thông dụng như : đăng ký tên thật, kiểm tra những hành vi không phù hợp với văn hoá mạng, cưỡng chế đối với những người sử dụng Internet vi phạm luật pháp… Trung Quốc đã ban hành 3 đạo luật về sử dụng Internet:
(1) Quy chế tạm thời về việc quản lý thông tin mạng máy tính kết nối quốc tế. Trong đó quy định “Không một đơn vị hoặc cá nhân nào được phép tự tạo ra những kết nối quốc tế trực tiếp. Tất cả những kết nối trực tiếp với Internet phải thông qua 4 nhà cung cấp mạng chính của Trung Quốc là: ChinaNet, GBNet, CERNET và CTSNET”.
(2) Pháp lệnh về Bảo vệ an ninh của các hệ thống thông tin máy tính, trong đó quy định việc “giám sát, kiểm tra và hướng dẫn công tác bảo vệ an ninh” và “điều tra và truy tố các trường hợp phạm pháp”.
(3) Pháp lệnh quy định, trong đó định nghĩa “thông tin độc hại” và chỉ ra 5 loại hoạt động có hại liên quan đến việc sử dụng Internet.
Xác định cấp độ quản lý: quản lý Internet với ba cấp độ.
Một là, quản lý các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng: Một trong những kế hoạch quan trọng của chính quyền Trung Quốc liên quan đến việc quản lý Internet đối với các mạng chủ và các nhà cung cấp dịch vụ mạng đó là “Dự án Trường thành lửa”, được Bộ Công an Trung Quốc khởi xướng vào năm 1998 và đưa vào sử dụng vào tháng 11.2003. Hệ thống này hoạt động dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như khóa địa chỉ IP, lọc và dẫn đến một tên miền mới, lọc URL, lọc gói tin và xác lập lại kết nố? Ngoài ra, Green Dam Youth Escort cũng là một kế hoạch đáng chú ý khác.
Đây là một phần mềm kiểm soát nội dung dùng cho Hệ điều hành Windows được chính phủ Trung Quốc phát triển. Ban đầu Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin quy định bắt buộc mỗi máy tính cá nhân được bán ra ở Trung Quốc, bao gồm cả các máy được nhập khẩu từ nước ngoài phải có các phầm mềm đã cài đặt sẵn hoặc có các tập tin cài đặt trên một đĩa CD đi kèm. Sau đó, chỉ thị này đã được thay đổi để được thực hiện một cách tự nguyện.
Hai là, quản lý các nhà cung cấp nội dung Internet : Bước đầu tiên, Trung Quốc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải có trách nhiệm ngăn chặn người sử dụng tiếp cận với các thông tin chính trị nhạy cảm. Bước tiếp theo là ngăn chặn các nhà cung cấp dịch vụ - đa số là các nhà cung cấp nội địa, một vài trong số đó là những doanh nghiệp có đầu tư của nước ngoài - lưu trữ những nội dung chính trị nhạy cảm. Bước thứ ba hướng đến các nhà cung cấp nội dung Internet với mục đích thương mại hoặc phi thương mại ?
Nếu muốn có và duy trì giấy phép hoạt động ở Trung Quốc, các nhà cung cấp nội dung Internet cần phải ngăn chặn sự xuất hiện các nội dung “nhạy cảm” liên quan đến chính trị thông qua các phương tiện kiểm duyệt nội dung tự động hoặc được thực hiện bởi nhân viên của họ.
Ba là, quản lý thư điện tử và các mạng xã hội: Cũng như ở hầu hết các quốc gia khác, các dịch vụ thư điện tử được lưu trữ trên máy chủ bên trong Trung Quốc nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ quan hành pháp về thông tin người dùng và bản sao các thông tin được liên lạc bằng thư điện tử. Điện thoại di động và các dịch vụ chat trên Internet được phép hoạt động ở Trung Quốc cũng được yêu cầu lọc các nội dung nhạy cảm về chính trị…
Mạng xã hội ở Việt Nam
Theo xu hướng chung, tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều mạng xã hội khác nhau như ZingMe, GoOnline, Yume, Tamtay, CyberWorld, G?vn, AZ?vn và Banb?net. Các mạng xã hội “nội địa” của Việt Nam chủ yếu hoạt động theo mô hình của các mạng xã hội thế hệ đầu tiên (như mô hình của Y!360) với xu hướng chính là tự tạo nội dung (chia sẻ ảnh, video, viết blog). Tuy nhiên, Facebook với xu hướng chính là tương tác, liên kết giữa người dùng với nhau trong các mối quan hệ bạn bè đã nhanh chóng có những thành công nhất định. Dẫn đầu là các mạng ZingMe, GoOnlin? Trong “Top 100 website Việt Nam” do Google Ad planner công bố vào tháng 9-2010, đứng đầu là ZingMe (m?zing.vn) - với 5,1 triệu người sử dụng; Facebook xếp thứ hai với 2,9 triệu thành viên và đạt 710 triệu lượt xem; đứng thứ ba là Yume (yum?vn) với xấp xỉ 2,9 triệu thành viên; cuối cùng là Tamtay với 1,2 triệu người sử dụng.
Theo một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, 2011 sẽ là năm bùng nổ của thị trường ứng dụng trên mạng xã hội tại Việt Nam. Với lợi thế cộng đồng người sử dụng lớn và công cụ thanh toán đơn giản, đây sẽ là thị trường màu mỡ cho các nhà cung cấp nội dung, đồng thời sẽ hình thành một làn sóng dịch vụ và ứng dụng trên mạng xã hội ?
Những ưu điểm mà mạng xã hội đem lại là không thể phủ nhận, tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại rất nhiều tiêu cực. Nghiêm trọng hơn hết đó là sự phát triển của công nghệ thông tin khiến Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng vô tình trở thành một công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh và phát triển các nguy cơ đối với an ninh, chính trị xã hội ? Vì vậy, đi đôi với việc phát triển mạng xã hội cần phải có sự quản lý, hướng dẫn, tư vấn và định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để việc sử dụng mạng xã hội một cách có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Như vậy, từ tình hình phát triển và vai trò của các mạng xã hội đối với các vấn đề chính trị xã hội hiện nay, những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quản lý mạng xã hội ? Để quản lý có hiệu quả, loại trừ những nguy cơ mà mạng xã hội có thể mang lại, các nước trên thế giới đều có những biện pháp kiểm soát khác nhau nhưng đều có mục đích chung là hạn chế tối thiểu nguy cơ từ mạng xã hội đồng thời vẫn đảm bảo phát triển cho các mạng nà? Đó là những vấn đề mới nảy sinh từ những tiến bộ của công nghệ – dịch vụ internet mà các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quản lý xã hội của Việt Nam không thể không quan tâm.
Nguyễn Nhâm (Theo NDĐT)