Thời gian gần đây, nhờ có mạng xã hội và internet nên nhiều lỗi của giáo viên như tính toán sai được đưa lên với nhiều băn khoăn về chất lượng giáo viên. Vậy giáo viên có được quyền sai sót hay không hay giáo viên cần phải chuẩn mực và luôn là tấm gương đúng đắn cho học sinh.

  {keywords}
  Một ví dụ về sai sót của giáo viên

Truyền thống “tôn sư, trọng đạo” của Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất qua câu châm ngôn “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay “tiên học lễ, hậu học văn”. Vị thế người thầy được đặt lên trên cao, rất cao. Thế nên việc thiếu tôn trọng thầy được coi là một trong những trọng tội đối với người học trò của Việt Nam theo Khổng giáo.

Người thầy, vì vậy cũng được quy định phải là người có đạo làm thầy và đạo làm thầy cũng vô cùng cao cả. Trong thứ bậc Nho giáo ảnh hưởng sâu đậm đến truyền thống Việt Nam, thứ bậc đó là “quân, sư, phụ” có nghĩa là đứng đầu là vua, sau đó là thầy cuối cùng mới là cha. Điều đó để dạy người giả sử có 3 người cùng gặp nạn thì ưu tiên sẽ là ai? Tức là nếu thầy và cha mình cùng rớt xuống sông thì phải đạo là phải ưu tiên cứu thầy mình.

Chính vì thứ bậc cao đến vậy nên việc đòi hỏi người thầy cũng vô cùng cao quý và một trong những điều đó được cụ thể hóa bằng những câu “biết mười dạy một” và hình ảnh người thầy luôn mực thước và gương mẫu. Có lẽ chính điều đó đã khiến cho người thầy không được phép sai sót và học trò cũng không được phép “phạm thượng” dù là trong ý nghĩ là thầy có thể sai.

  {keywords}
 

Trong khi đó truyền thống giáo dục theo tư duy khoa học lại hoàn toàn khác hẳn. Tư duy phản biện (critical thinking) yêu cầu người học phải nghi ngờ mọi thứ và luôn đặt câu hỏi tại sao. Chính vì thế học sinh cũng được dạy rằng cần phải luôn nghi ngờ kiến thức họ đang học và cả những người đang dạy họ.

Bên cạnh đó việc áp dụng những phương pháp học mới như học theo dự án (project-based learning) đã khiến cho vai trò của người thầy từ người truyền giảng thành người hướng dẫn và đồng hành với người học. Vai trò này giúp cho người học tự xây dựng nên kiến thức và kỹ năng học tập của mình thay vì chờ đợi thầy đổ vào đầu.

Vậy nếu là một phụ huynh gặp thầy cô giáo hướng dẫn sai cho con mình thì cách hành xử thế nào là đúng mực? Thực tế có thể thấy đây là cơ hội vàng để có thể tạo dựng sự tự tin của trẻ.

Hãy yêu cầu trẻ tự khẳng định là mình làm đúng và hãy để trẻ bảo vệ điều đó với giáo viên. Người giáo viên sẽ nhận ra lỗi (thường do vô tình) của mình và cẩn thận hơn trong lần sau.

Tôi đã làm thế và giáo viên của con trai tôi đã xin lỗi trẻ một cách chân thành. Đứa trẻ cùng lúc được mấy bài học về sự tự tin, về tư duy phản biện và cách tự bảo vệ mình thay vì đau khổ ấm ức.

Hơn hết, hãy để giáo viên là những người bình thường vì bản chất họ là người bình thường. Và đã là người bình thường thì hãy chấp nhận cả những sai lầm của họ như một phần tất yếu. Điều quan trọng là cách hành xử của mỗi người với sai lầm đó. Với tôi đó thực sự đã là một cơ hội để dạy con mình tự tin hơn.

Tôi đã thành công, bạn hãy thử xem sao nếu rơi vào tình huống đó

Theo Đàm Quang Minh (Đa diện)