"Này, mua không? Bán cho, rẻ lắm, 1 triệu một con. Yên tâm, chim nhà đấy, à quên, chim rừng chứ" - chàng trai người Mông ở thị xã Lai Châu mời chúng tôi mua chim.
Nghề "hót"
Ở thị xã Lai Châu, chẳng cần phải quá chú ý bạn cũng sẽ thấy những tốp thanh niên người Mông đi bán chim dạo quanh các vườn hoa, con phố, ngõ ngách lẫn các quán cà phê, quán ăn... giống như ở Hà Nội người ta hay mời khách mua ví, tăm, bật lửa.
Tiếp cận một nhóm bán chim dạo trên đường Trần Phú, chúng tôi gặp Tráng A Ban - chàng trai Mông năm nay tròn 20 tuổi người Bản Hon huyện Tam Đường. A Ban chìa mấy cái lồng chim ra bảo: "Này, mua không? Bán cho, rẻ lắm, 1 triệu một con. Yên tâm, chim nhà đấy, à quên, chim rừng chứ".
Mấy người cùng nhóm A Ban nghe thế thì phì cười, nhí nhố hỏi: "Một triệu cơ à? Sao nãy bảo hai trăm" - "Hai trăm đâu mà hai trăm, giờ con chim này có giá một triệu rồi. Chim "xịn" của người ta cơ mà", A Ban thanh minh.
Theo A Ban, ở Bản Hon có hơn chục thanh niên làm nghề bán chim dạo dưới thị xã Lai Châu. "Tất cả các anh em đều là người Mông, chúng tôi có nhiều chim đẹp lắm. Nghề bán chim không có lãi đâu, chỉ đủ uống rượu thôi".
Cũng giống như Tráng A Ban, Sổng Mùi người Phiềng Ban cũng lập riêng một nhóm 7 anh em cùng nhau bán chim ở thị xã. Mùi cho hay: "Làm nghề này vất vả lắm! Cả ngày đi bán mà chẳng mấy ai mua nhưng thanh niên nào cũng thích được ở thị xã. Nghề này đang "hót" đấy anh ạ".
Chúng tôi thấy lạ khi Mùi bảo bán chim là nghề "hót" mặc dù vất vả. Thì ra, với Mùi, được ở thị xã rất vui, có nhiều ô tô xe cộ, lại có nhiều bia để uống nên thanh niên Mông đổ xô ra thị xã hành nghề bán chim.
Theo quan sát của chúng tôi, chỉ tính riêng ở thị xã Lai Châu đã có hàng chục nhóm thanh niên Mông đi bán chim dạo, tính sơ sơ cũng đã có hàng trăm người làm nghề này.
Những thanh niên bán chim dạo ở Lai Châu, trước đây hầu hết ở nhà làm nương rẫy hoặc vào rừng lấy gỗ. Số nhỏ còn lại, đi làm công nhân ở các công ty tư nhân hoặc theo nhóm đi đào vàng ở các huyện Tuần Giáo, hoặc rủ nhau về Lào Cai khai thác quặng.
Tự bắt - tự huấn luyện - tự bán
Trước đây, ở Bản Hon chỉ có mình A Ban đi săn bắt chim trên các đỉnh núi cao. Nhưng việc săn bắt ấy chủ yếu để ăn hoặc bán cho khách du lịch làm mồi nhậu. Thế rồi, A Ban hợp tác với mấy người anh em cùng bản ngày ngày lên rừng, trèo đèo lội suối bẫy chim về để huấn luyện thành chim cảnh.
Từ năm 2005, A Ban đã rất sành với nghề bẫy chim núi. A Ban bật mí: "Ở bản tao rừng nhiều, núi cao, chim chóc ở nhiều lắm! Chúng nó làm tổ đầy ở các cây, vách núi nhưng bây giờ thì hiếm hơn rồi". Nguyên nhân được A Ban đưa ra là bị thanh niên các bản khác sang săn bắt vô tội vạ, đặc biệt là chim cu và chào mào, sáo, vẹt.
Cách bẫy chim của A Ban khá đơn giản, dùng một con "chim mồi" nhốt vào trong lồng. Sau đó, dùng thức ăn có màu hấp dẫn để "hút" chim hoang dã. Chỉ cần con mồi vào lồng thì sẽ không thể ra được, bởi cửa lồng được A Ban thiết kế hình nắp đơm, có vào mà không có ra.
Bẫy sáo hoặc yểng thì phức tạp hơn, phải dùng đến mủ cao su hoặc nhựa đường để dính chân "con mồi". Chim cu là loài dễ bẫy nhất, dùng một cái rổ có dây kéo và thức ăn bên trong, đợi chim cu đến là kéo dây sập rổ.
Khi chim được đưa về, A Ban sẽ huấn luyện cho thành thục. Một con chim hoang dã trở thành chim nhà, quen mồi dạn người cũng phải mất ít nhất 6 tháng. Còn loài sáo, vẹt, yểng để huấn luyện nói được thì có khi kéo dài 2 - 3 năm.
Khác với A Ban, Sổng Mùi chỉ bắt, huấn luyện chào mào và chích chòe. Theo Mùi, hai loại chim này dễ nuôi và cũng dễ bán vì giá cả phải chăng. Vả lại, ở Phiềng Ban bây giờ, hầu như vắng bóng các loại chim khác vì tình trạng săn bắt chim một cách rầm rộ.
Mùi cho hay: "Nếu đi bẫy chim, trung bình một ngày cũng được 3 - 5 con, nhưng nếu gặp con cái thì thả ra vì chúng ít hót, giọng không hay. Chỉ bắt chim đực vì được giá, dễ nuôi".
Tuy nhiên, cũng có những nhóm chim cái cũng bắt rồi về lừa khách là chim đực. "Người không rành khó phân biệt chim cái và chim đực nên các nhóm cứ bán bừa, thậm chí họ còn nhuộm lông cho chim đẹp hơn bình thường chứ đừng nói chuyện "chuyển giới" cho chim rừng".
Cả A Ban và Sổng Mùi đều khẳng định, hầu hết người mua chim là khách du lịch hoặc chủ các quán cà phê. Giá cả thì tùy loại chim, và còn tùy mặt người. Nhưng tất cả đều hét với giá cao, rồi trả xuống thấp dần, được giá thì bán để lấy tiền trả tiền phòng trọ và dành tiền uống bia.
"Lộc trời" nên phải bắt
Chúng tôi ngồi ở một quán nước ở phường Quyết Thắng, gần trụ sở báo Lai Châu đã thấy anh chàng Lờ Văn Tếnh người ở Pú Đao cười khành khạch bước ra từ một quán cà phê. Tếnh vào quán nước bảo một người bạn trong nhóm: "Nó ngu quá mày à, bảo 800 nó cũng mua".
Thì ra Tếnh vừa lừa được được du khách để bán con chim chào mào với giá 800 nghìn đồng. Ông chủ quán nước dọa Tếnh sẽ báo công an bắt, Tếnh bảo: "Chẳng ai bắt đâu, nó thích mua mà".
Theo Tếnh, Pú Đao trước đây là "vựa chim", dân săn bắt chim thi nhau đổ về để đặt bẫy. "Có dạo chúng nó còn dùng súng săn bắn hạ chim nữa cơ, nên bây giờ không còn nhiều nữa", Tếnh cho hay.
Theo Tếnh, nghề bán chim không có lãi lắm, chỉ đủ ăn. Như hôm nay, bán cả ngày mới chỉ được 2 con. Một con giá 80.000đ và một con giá 800.000đ nhưng có khi ngày mai "đói vêu mõm", lại phải bắt xe về quê đi bẫy tiếp.
"Con chim nó là "lộc trời" nên phải bắt thôi. Với lại, bây giờ người ta cũng thích nghe tiếng chim hót thì dại gì mình không đi bắt mà bán. Ở quê tao có nhiều chim, chỉ thằng ngu và thằng lười mới không biết cách bẫy chim. Đây, mày có mua không tao bán rẻ cho, cả chim cả lồng 500.000 đồng", Lờ Văn Tếnh gạ tôi mua chim.
(Theo Bee)
Nghề "hót"
Ở thị xã Lai Châu, chẳng cần phải quá chú ý bạn cũng sẽ thấy những tốp thanh niên người Mông đi bán chim dạo quanh các vườn hoa, con phố, ngõ ngách lẫn các quán cà phê, quán ăn... giống như ở Hà Nội người ta hay mời khách mua ví, tăm, bật lửa.
Tiếp cận một nhóm bán chim dạo trên đường Trần Phú, chúng tôi gặp Tráng A Ban - chàng trai Mông năm nay tròn 20 tuổi người Bản Hon huyện Tam Đường. A Ban chìa mấy cái lồng chim ra bảo: "Này, mua không? Bán cho, rẻ lắm, 1 triệu một con. Yên tâm, chim nhà đấy, à quên, chim rừng chứ".
Mấy người cùng nhóm A Ban nghe thế thì phì cười, nhí nhố hỏi: "Một triệu cơ à? Sao nãy bảo hai trăm" - "Hai trăm đâu mà hai trăm, giờ con chim này có giá một triệu rồi. Chim "xịn" của người ta cơ mà", A Ban thanh minh.
Theo A Ban, ở Bản Hon có hơn chục thanh niên làm nghề bán chim dạo dưới thị xã Lai Châu. "Tất cả các anh em đều là người Mông, chúng tôi có nhiều chim đẹp lắm. Nghề bán chim không có lãi đâu, chỉ đủ uống rượu thôi".
Cũng giống như Tráng A Ban, Sổng Mùi người Phiềng Ban cũng lập riêng một nhóm 7 anh em cùng nhau bán chim ở thị xã. Mùi cho hay: "Làm nghề này vất vả lắm! Cả ngày đi bán mà chẳng mấy ai mua nhưng thanh niên nào cũng thích được ở thị xã. Nghề này đang "hót" đấy anh ạ".
Chúng tôi thấy lạ khi Mùi bảo bán chim là nghề "hót" mặc dù vất vả. Thì ra, với Mùi, được ở thị xã rất vui, có nhiều ô tô xe cộ, lại có nhiều bia để uống nên thanh niên Mông đổ xô ra thị xã hành nghề bán chim.
Sổng Mùi bảo, chỉ bắt chào mào và chích chòe. |
Theo quan sát của chúng tôi, chỉ tính riêng ở thị xã Lai Châu đã có hàng chục nhóm thanh niên Mông đi bán chim dạo, tính sơ sơ cũng đã có hàng trăm người làm nghề này.
Những thanh niên bán chim dạo ở Lai Châu, trước đây hầu hết ở nhà làm nương rẫy hoặc vào rừng lấy gỗ. Số nhỏ còn lại, đi làm công nhân ở các công ty tư nhân hoặc theo nhóm đi đào vàng ở các huyện Tuần Giáo, hoặc rủ nhau về Lào Cai khai thác quặng.
Tự bắt - tự huấn luyện - tự bán
Trước đây, ở Bản Hon chỉ có mình A Ban đi săn bắt chim trên các đỉnh núi cao. Nhưng việc săn bắt ấy chủ yếu để ăn hoặc bán cho khách du lịch làm mồi nhậu. Thế rồi, A Ban hợp tác với mấy người anh em cùng bản ngày ngày lên rừng, trèo đèo lội suối bẫy chim về để huấn luyện thành chim cảnh.
Từ năm 2005, A Ban đã rất sành với nghề bẫy chim núi. A Ban bật mí: "Ở bản tao rừng nhiều, núi cao, chim chóc ở nhiều lắm! Chúng nó làm tổ đầy ở các cây, vách núi nhưng bây giờ thì hiếm hơn rồi". Nguyên nhân được A Ban đưa ra là bị thanh niên các bản khác sang săn bắt vô tội vạ, đặc biệt là chim cu và chào mào, sáo, vẹt.
Cách bẫy chim của A Ban khá đơn giản, dùng một con "chim mồi" nhốt vào trong lồng. Sau đó, dùng thức ăn có màu hấp dẫn để "hút" chim hoang dã. Chỉ cần con mồi vào lồng thì sẽ không thể ra được, bởi cửa lồng được A Ban thiết kế hình nắp đơm, có vào mà không có ra.
Bẫy sáo hoặc yểng thì phức tạp hơn, phải dùng đến mủ cao su hoặc nhựa đường để dính chân "con mồi". Chim cu là loài dễ bẫy nhất, dùng một cái rổ có dây kéo và thức ăn bên trong, đợi chim cu đến là kéo dây sập rổ.
Khi chim được đưa về, A Ban sẽ huấn luyện cho thành thục. Một con chim hoang dã trở thành chim nhà, quen mồi dạn người cũng phải mất ít nhất 6 tháng. Còn loài sáo, vẹt, yểng để huấn luyện nói được thì có khi kéo dài 2 - 3 năm.
Khác với A Ban, Sổng Mùi chỉ bắt, huấn luyện chào mào và chích chòe. Theo Mùi, hai loại chim này dễ nuôi và cũng dễ bán vì giá cả phải chăng. Vả lại, ở Phiềng Ban bây giờ, hầu như vắng bóng các loại chim khác vì tình trạng săn bắt chim một cách rầm rộ.
Mùi cho hay: "Nếu đi bẫy chim, trung bình một ngày cũng được 3 - 5 con, nhưng nếu gặp con cái thì thả ra vì chúng ít hót, giọng không hay. Chỉ bắt chim đực vì được giá, dễ nuôi".
Tuy nhiên, cũng có những nhóm chim cái cũng bắt rồi về lừa khách là chim đực. "Người không rành khó phân biệt chim cái và chim đực nên các nhóm cứ bán bừa, thậm chí họ còn nhuộm lông cho chim đẹp hơn bình thường chứ đừng nói chuyện "chuyển giới" cho chim rừng".
Cả A Ban và Sổng Mùi đều khẳng định, hầu hết người mua chim là khách du lịch hoặc chủ các quán cà phê. Giá cả thì tùy loại chim, và còn tùy mặt người. Nhưng tất cả đều hét với giá cao, rồi trả xuống thấp dần, được giá thì bán để lấy tiền trả tiền phòng trọ và dành tiền uống bia.
Sẽ tùy vào mặt người để hét giá chim. |
"Lộc trời" nên phải bắt
Chúng tôi ngồi ở một quán nước ở phường Quyết Thắng, gần trụ sở báo Lai Châu đã thấy anh chàng Lờ Văn Tếnh người ở Pú Đao cười khành khạch bước ra từ một quán cà phê. Tếnh vào quán nước bảo một người bạn trong nhóm: "Nó ngu quá mày à, bảo 800 nó cũng mua".
Thì ra Tếnh vừa lừa được được du khách để bán con chim chào mào với giá 800 nghìn đồng. Ông chủ quán nước dọa Tếnh sẽ báo công an bắt, Tếnh bảo: "Chẳng ai bắt đâu, nó thích mua mà".
Theo Tếnh, Pú Đao trước đây là "vựa chim", dân săn bắt chim thi nhau đổ về để đặt bẫy. "Có dạo chúng nó còn dùng súng săn bắn hạ chim nữa cơ, nên bây giờ không còn nhiều nữa", Tếnh cho hay.
Theo Tếnh, nghề bán chim không có lãi lắm, chỉ đủ ăn. Như hôm nay, bán cả ngày mới chỉ được 2 con. Một con giá 80.000đ và một con giá 800.000đ nhưng có khi ngày mai "đói vêu mõm", lại phải bắt xe về quê đi bẫy tiếp.
Họ đi theo nhóm từ 5 - 7 người. |
"Con chim nó là "lộc trời" nên phải bắt thôi. Với lại, bây giờ người ta cũng thích nghe tiếng chim hót thì dại gì mình không đi bắt mà bán. Ở quê tao có nhiều chim, chỉ thằng ngu và thằng lười mới không biết cách bẫy chim. Đây, mày có mua không tao bán rẻ cho, cả chim cả lồng 500.000 đồng", Lờ Văn Tếnh gạ tôi mua chim.
(Theo Bee)