- Chuyển đến sống chung được gần một năm anh mới bảo không muốn cưới tôi làm vợ. Anh bảo anh không thấy có gì khác biệt giữa việc sống chung có và không có đám cưới. Tôi phải làm sao, nên tiếp tục sống chung hay chia tay?

Tôi 30 còn anh ấy 35 tuổi. Chúng tôi chuyển đến ở cùng nhau sau 11 tháng hẹn hò. Chúng tôi sống hạnh phúc bên nhau đã được 2 năm. Anh ấy là một người đàn ông tốt, luôn hỗ trợ tôi trong cuộc sống. Anh biết cảm thông, quan tâm và rất chu đáo.

Nhưng hiện có một vấn đề khiến tôi cảm thấy buồn bực trong lòng là anh ấy nói không bao giờ muốn tổ chức đám cưới với tôi. Tôi đã cố gắng để hiểu lý do tại sao anh không muốn lấy tôi làm vợ. Nhưng cứ mỗi lần đi dự đám cưới bạn bè, tôi được giới thiệu là “bạn gái” của anh (chứ không phải vợ) lại khiến sống mũi tôi cay cay.

Dù chúng tôi đang lên kế hoạch để sinh con nhưng anh ấy nói với tôi là không muốn kết hôn với tôi. Điều khiến tôi tức giận là anh ấy đã không nói với tôi khi chúng tôi bắt đầu mối quan hệ. 

Anh ấy nói điều này sau khi chúng tôi đã sống cùng nhau được 7 tháng, lúc đó tôi đã yêu rất sâu đậm và khó có thể chia tay.

{keywords}

“Em có muốn sống bên anh, sinh con mà không cần kết hôn?”

Tôi hỏi anh tại sao không nói với tôi điều này sớm hơn thì anh phân trần: “Thì bây giờ quyết định cũng không muộn mà. Em có muốn sống bên anh, sinh con mà không cần kết hôn?”. 

Anh ấy còn bảo tôi phải suy nghĩ kỹ và quyết định một cách chắc chắn vì anh không muốn tôi đổi ý trong 10 năm nữa.

Bạn trai tôi còn bảo, anh không thấy có gì khác biệt giữa sống chung và kết hôn. Tôi liền nói nếu không có gì khác biệt với anh thì chúng ta kết hôn đi bởi em thấy nó khác nhau.

Nhưng anh ấy vẫn quyết nói không. Anh ấy bảo mọi người xung quanh anh dù không cưới vẫn chung sống hạnh phúc, như ba mẹ anh vẫn sống hạnh phúc trong 40 năm qua, nhiều người bạn của anh cũng không cưới mà chỉ sống chung.

Tôi liền hỏi anh: “Vậy anh muốn kết hôn với em hay sống mà không có em?". Lúc đó anh tìm cớ đánh trống lảng không trả lời, rồi sau đó lại nói: “Không, vấn đề là ở em, em muốn sống với anh như thế này hay muốn rời bỏ anh?”.

Tôi không biết phải làm sao nữa. Liệu có cách nào khác ngoài chia tay hay không?

Chuyên gia tâm lý gỡ rối:

Bất đồng quan điểm như cưới hay không cưới, có con hay không có con, sống ở thành phố hay về quê… sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh. 

Dù bạn có cố thoả hiệp để lựa chọn một phương án, thì sự thoả hiệp quá nhiều sẽ khiến bạn mệt mỏi. 

Bạn muốn kết hôn, người bạn đời không muốn. Mong muốn của cả hai đều chính đáng. Nếu cả hai không thể đạt được thoả thuận chung thì sẽ thế nào?

Theo Tiến sĩ tâm lý trị liệu David Hewison, muốn giải quyết được vấn đề bạn hãy trả lời câu hỏi: “Điều gì khiến bạn tức giận, khiến bạn nổi cơn thịnh nộ? Đây là vấn đề kiểm soát, ở cả hai bạn, và cả việc chuẩn bị để từ bỏ kiểm soát đó”.

Chuyện bất đồng quan điểm giữa những cặp đôi sống chung không phải hiếm, một bên muốn tiến đến giai đoạn tiếp theo (hôn nhân) trong khi bên kia vẫn muốn duy trì tình trạng “sống chung”. 

Vấn đề mà hai bạn đang gặp phải là không tìm được tiếng nói chung, cả hai đều ra sức bảo vệ quan điểm của mình, không chịu hiểu quan điểm của đối phương.

Tôi đồng ý rằng nếu anh ấy nói: “Không có sự khác biệt giữa sống chung và kết hôn” thì tại sao lại không kết hôn để làm vừa lòng bạn? Nhưng rõ ràng nếu anh ấy một mực từ chối như vậy là anh ấy cảm thấy có sự khác biệt.

Cuộc hôn nhân của cha mẹ cũng tác động đến quan điểm của anh ta về hôn nhân. Nếu cha mẹ anh ấy sống chung hạnh phúc thì có thể là một hình mẫu anh ta muốn noi theo, ngược lại hôn nhân bi kịch có thể kiến anh ta sợ kết hôn.

Vậy có thể làm gì trong trường hợp này? Tiến sĩ Hewison cho rằng mối quan hệ vẫn có thể duy trì khi một phía không đạt được điều họ muốn (điều này xảy ra thường xuyên với các cặp đôi), nếu “phía đó thực sự hiểu và cảm thông với cảm giác của đối phương”.

Suốt ngày đề cập đến vấn đề này sẽ chỉ khiến cả hai bạn thêm căng thẳng. Điều bạn cần làm là lùi lại một bước, ngừng nói về nó trong một thời gian và suy nghĩ xem: “Liệu mối quan hệ này có khiến bạn cảm thấy hài lòng dù không có đám cưới?”.

Nếu câu trả lời của bạn là “Hôn nhân rất quan trọng với bạn” và bạn trai của bạn vẫn một mực không muốn kết hôn thì bạn biết mình nên làm gì rồi.

Tiết lộ bí mật khó tin về ngón tay đeo nhẫn cưới

Tiết lộ bí mật khó tin về ngón tay đeo nhẫn cưới

Người La Mã và Ai Cập cổ đại tin rằng, ngón tay đeo nhẫn có dây thần kinh hoặc tĩnh mạch nối trực tiếp với trái tim. Nếu một người đeo nhẫn vào ngón tay đeo nhẫn có nghĩa rằng trái tim họ đã có chủ.

Toàn bộ khách mời trùm áo mưa ăn tiệc cưới ở Hưng Yên

Toàn bộ khách mời trùm áo mưa ăn tiệc cưới ở Hưng Yên

Hình ảnh các khách mời trùm áo mưa, đội nilon, cầm ô che... khi tham dự một tiệc cưới ngoài trời đang thu hút sự quan tâm của độc giả mạng.

Kim Minh (Theo Guardian)