Là khu vực gắn chặt với một nửa số lượng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tiểu vùng sông Mekong mang giá trị địa - chiến lược đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế sẵn có, Tiểu vùng cũng phải đối mặt với không ít những thách thức đan xen.

W-Mekong.png
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đây là những yếu tố khách quan mà Tiểu vùng Mekong đang phải đối diện. 

An ninh lương thực bao gồm rất nhiều thứ, từ ngũ cốc, gạo, thực phẩm, hải sản… và cả những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như các tác động khác từ phía con người trọng trong này lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp đang diễn ra tại tiểu vùng Mekong. Điều này đặt ra thách thức cho các quốc gia trong khu vực, cùng hợp tác nhằm đẩy nhanh các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực cho người dân trong cộng đồng.

Sông Mekong với chiều dài hơn 4.800km - dài nhất khu vực Đông Nam Á - là con sông đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hơn 60 triệu người dân sinh sống quanh khu vực lưu vực sông. Ứớc tính, ngư trường ở khu vực hạ lưu sông Mekong đem lại giá trị kinh tế khoảng 17 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban sông Mekong (MRC) được cập nhật hồi tháng 1 năm ngoái, sản lượng cá có thể giảm 40% trong năm 2020 và giảm tới 80% vào năm 2040 trên sông Mekong do sự kết hợp của việc xây dựng các con đập, nạn đánh bắt cá bất hợp pháp và biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đây là những yếu tố khách quan mà Tiểu vùng đang phải đối diện. Tình trạng hạn hán, lũ lụt và nước biển dâng cao cũng là những mối đe dọa trực tiếp tới vấn đề an ninh nguồn nước và an ninh lương thực của các quốc gia nằm ở hạ nguồn sông Mekong. Theo dự báo của Trung tâm quản lý Môi trường quốc tế (ICEM), vào cuối thế kỷ XXI, mực nước biển ở khu vực sẽ tăng từ 60cm - 100cm và thời gian hạn hán kéo dài trong năm có thể tăng từ 10% - 100%. Đến năm 2100, mực nước biển dâng cao sẽ làm mất đi 70% diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long và khiến 5 triệu người phải tìm nơi khác để sinh sống. 

Tại, Đối thoại chính sách về “Nông nghiệp, Ngư nghiệp và An ninh lương thực” ở Tiểu vùng sông Mekong được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hồi đầu năm, cùng nhau nhận diện về hiện trạng, xu thế và các tác động của biến đổi khí hậu, đập thủy điện đối với nông nghiệp, sản lượng lúa và thủy sản của Tiểu vùng Mekong, các chuyên gia đánh giá chất lượng môi trường đang đi xuống và xu hướng di cư khỏi vùng đồng bằng sông Cửu Long để tìm việc làm.

Góp bàn về giải pháp mới, bền vững cho An ninh lương thực ở Tiểu vùng Mekong, ông Brian Eyler - chuyên gia hàng đầu về Mekong của Trung tâm Stimson cho rằng, cần dựa vào thiên nhiên, tự nhiên để thích ứng với lũ, tranh thủ những lợi ích mà lũ mang lại cho đồng bằng sông Cửu Long.

Bên cạnh đó, ông Brian Eyler gợi ý việc đẩy nhanh phát triển nông nghiệp có giá trị cao bằng cách chuyển đổi cơ cấu từ sản xuất nhiều gạo ở đồng bằng sông Cửu Long sáng tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn, từ đó mang lại nhiều thu nhập hơn cho nông dân Việt Nam.

"Theo tôi, đó chính là những giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện nay", ông Brian Eyler nhấn mạnh.