- Bánh, kẹo, bim bim, trà sữa, thạch, siro... - món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ đang bị trà trộn bởi những sản phẩm giả, kém chất lượng. Thậm chí, chúng còn bị phát hiện chứa chất độc gây hại cho sức khỏe, trí tuệ của trẻ.

Bim bim sản xuất từ phụ gia Trung Quốc

Bất ngờ kiểm tra xưởng sản xuất bim bim đang hoạt động tại điểm công nghiệp Sông Cùng (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội) sáng 21/5, cơ quan chức năng phát hiện các công nhân ở đây đã dùng nhiều loại phụ gia như: bột dẻo, hương liệu, chất tạo màu... có nhãn mác Trung Quốc, không rõ nguồn gốc xuất xứ “độn” lẫn vào bột chế biến bim bim.

Chủ cơ sở sản xuất (bà Nguyễn Thị Thủy, trú tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức) cho biết: xưởng sản xuất bim bim theo công thức của một số chuyên gia người Trung Quốc, công suất gần 100 kg sản phẩm/ngày. Bà Thủy thừa nhận, các phụ gia trên đều được các “chuyên gia nước ngoài” mang từ Trung Quốc sang Việt Nam, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, không được kiểm định chất lượng.

{keywords} 

Bim bim nhãn hiệu “Thịt hổ” của cơ sở này đang được tiêu thụ rộng rãi ở Hà Nội, khu vực Tây Nguyên và miền Nam. Cơ quan chức năng cũng đã thu giữ khoảng 400 thùng bim bim “Thịt hổ” tại xưởng sản xuất và đại lý phân phối.

Kẹo sặc sỡ dễ nhiễm độc

Các loại kẹo sặc sỡ có xuất xứ Trung Quốc, Thái Lan không những được bày bán tràn lan trước cổng trường mầm non, tiểu học, cấp 2, 3 mà còn được bày bán ngang nhiên trong căng tin. Trên các gói kẹo này hoàn toàn không có bất cứ thông tin nào về công ty nhập khẩu, về chỉ tiêu chất lượng của kẹo bằng tiếng Việt. Để thu hút các em học sinh, nhiều loại còn được lồng ghép vào các đồ chơi như trứng, súng, hoa...

{keywords} 

Để sản xuất các loại kẹo này, người ta dùng cả màu tổng hợp. Màu này rất nhạy cảm cho da, có thể làm nứt da, tạo ra những vảy nến, hay làm dị ứng cũng như nghẹt mũi. Ngoài ra, phẩm màu công nghiệp có lẫn tạp chất, là những chất độc hại nên cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển cơ thể, thần kinh và não bộ của trẻ.

Thạch rau câu có chứa chất gây ung thư

Đầu năm 2009, nhiều “tín đồ” của món thạch không khỏi hãi hùng khi một khách hàng “tố” một thương hiệu thạch rau câu có xác ruồi bên trong. Chưa hết, hơn hai năm sau, khách hàng lại hãi hùng khi nghe thông tin một thương hiệu thạch khác cũng có thể nhiễm độc phụ gia.

Cụ thể, ngày 31/5/2011, cơ quan chức năng đã tiến hành thanh tra đột xuất công ty New Choice Foods, có địa chỉ tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 2, tỉnh Bình Dương phát hiện một lô hàng phụ gia tạo đục chứa DEHP - chất gây ung thư và bị cấm dùng trong thực phẩm. Chất này được sử dụng trong sản phẩm thạch rau câu hương vị khoai môn Taro. Sau đó, sản phẩm này đã bị thu hồi. 

{keywords} 

Siro, kẹo xốp cũng có chất gây ung thư

Sau thạch rau câu hương khoai môn hiệu Taro, các sản phẩm khác có xuất xứ từ Đài Loan và một số bánh kẹo từ Phillippines cũng bị phát hiện chứa DEHP - chất gây ung thư và bị cấm dùng trong thực phẩm.

Ba mặt hàng nhiễm DEHP do Công ty TNHH TM DV SX Gia Thịnh Phát - Tân Bình - TP.HCM nhập khẩu và phân phối gồm Si rô táo đỏ, Si rô nho, Si rô vải.

Ngoài 3 loại sirô có xuất xứ Đài Loan này, Chi cục An toàn thực phẩm TP.HCM đã phát hiện 3 sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc Philippines do Công ty TNHH HAMICO (Tân Bình, TP.HCM) nhập khẩu nằm trong danh sách cảnh báo chứa DEHP. Ba sản phẩm này gồm Kẹo xốp Marshies hương vani, Kẹo xốp Marshies hương vani và socola, Kẹo xốp Marshies hương dâu.

Thịt hổ khô 2.000 đồng trước cổng trường

Chỉ cần bỏ ra 2.000-3.000 đồng, bất cứ học sinh nào cũng có thể mua một gói “thịt hổ khô” với màu sắc hết sức bắt mắt ở các gánh hàng rong trước cổng trường. “Thịt hổ” khô đắt hàng bởi giá rẻ, chỉ 2.000 đồng/gói, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt.

{keywords} 

Bản thân những người bán hàng trước các cổng trường cũng không thể khẳng định được đây là loại thịt gì. Điều duy nhất họ nắm được là loại sản phẩm này được nhập từ chợ đầu mối Đồng Xuân. Tại chợ Đồng Xuân, khi được hỏi, hầu hết các gian hàng đồ khô đều khẳng định, loại thịt hổ khô này được nhập từ Trung Quốc. Đây cũng là sản phẩm được những người bán hàng rong ưa chuộng vì giá vừa rẻ, màu sắc bắt mắt nên bán rất chạy.

Theo một "đầu nậu" từng sản xuất thịt bò khô "giả" thì cho rằng hoàn toàn có thể chế "thịt hổ khô" từ bột mì, thịt lợn, hàn the và hóa chất tạo hương liệu. Cụ thể, sau khi mua thịt lợn nạc, người ta sẽ phân loại thịt để làm thịt bò khô dạng sợi, hay "thịt hổ khô" dạng miếng theo độ lớn nhỏ và dày mỏng của miếng thịt. Công đoạn tiếp theo là ướp hàn the để thịt có độ tươi và săn. Cho nhiều hàn the thì thịt heo sẽ săn chắc gần như thịt bò. Rồi công nghệ làm màu, làm dai, tạo bột... được các chủ cơ sở trộn với hóa chất.

Trà sữa trân châu - nguy cơ gây vô sinh

Trà sữa trân châu là món được nhiều bạn trẻ ưa chuộng, nhất là khi mới du nhập vào Việt Nam. Song, các chuyên gia cảnh báo, trà sữa trân châu ngon nhưng không bổ, thậm chí là không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nam nữ thanh niên.

{keywords} 

Trà sữa trân châu không chỉ độc vì trân châu có chưa polymer, có thể gây khó tiêu, tắc ruột, ung thư mà những độc tố trong phần trà và sữa còn có nguy cơ gây tổn thương gan, thận, thậm chí gây vô sinh.

Trà trong trà sữa trân châu thực ra là dùng tinh trà, tinh trà lại thuộc thành phần chất tổng hợp hóa học, nếu dung nạp quá nhiều chất này vào cơ thể thì sẽ gây ra tổn thương cho gan thận.

Trà sữa thực chất không chứa sữa cũng không có trà. Những loại “trà sữa” này đa phần là kem béo pha lẫn với bột “trà” cùng với các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu chế tác thành.

Điều quan trọng nhất là trong trà sữa người ta dùng sử dụng một lượng kem béo lớn nhưng thành phần chủ yếu của kem là dầu thực vật hydro hóa, là một loại axit béo chuyển hóa. Dung nạp nhiều axit béo chuyển hóa trong một thời gian dài sẽ gây ra các bệnh như tim mạch, ung thư và đặc biệt là các vấn đề về sinh sản. Bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng của tinh binh, tế bào trứng, tăng thêm nguy cơ vô sinh ở nam giới và nguy cơ sinh trẻ bị dị tật bẩm sinh.

N.Anh (tổng hợp)