“Bánh mì cá sấu, ngựa con đây, bà con ủng hộ đi”, tiếng rao của anh Phan Thanh Phước, chủ lò bánh, đã trở thành âm thanh quen thuộc với người dân trên đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân, TP.HCM) vào giờ tan tầm.

Cứ đến gần 4h30 chiều, anh Phước lại đẩy xe bánh mì ra các khu chợ, công ty may gần nhà để chuẩn bị đón những vị khách đầu tiên. Bánh mì đủ loại hình thù của anh Phước thu hút sự hiếu kỳ của người dân xung quanh.

Nhờ có duyên buôn bán, anh được nhiều người trẻ ghé mua ủng hộ, một loáng đến 7h tối là hết bánh.

Ông chủ 37 tuổi kể anh theo nghề khoảng 20 năm nhưng mới bén duyên với bánh mì hình thú được 6 năm. Vun vén, tích góp nhiều năm làm thuê, anh Phước tự mở được một lò bánh mì nhỏ khoảng 2 năm nay.

{keywords}
Anh Phước theo nghề làm bánh mì khoảng 20 năm.Cái khó của nghề làm bánh mì hình thú

Tận dụng khoảng trống phía trước của tầng trệt, anh Phước mở một lò bánh mì nhỏ. Không biển hiệu quảng cáo bắt mắt, bên trong chỉ có lò nướng và một vài dụng cụ làm bánh.

Là cơ sở nhỏ nên tất cả mọi khâu từ chuẩn bị đến bán hàng đều do anh một tay đảm nhiệm. Sau khi trộn, người chủ xắn bột thành từng miếng đều nhau để tạo hình. Từ miếng bột tròn mịn, anh Phước khéo léo nặn thành nhiều hình thù khác nhau.

“Khâu tạo hình là lâu nhất. Lúc này, người thợ cần phải kiên nhẫn, cẩn thận, nhiều chi tiết khó cần đầu tư thời gian tập luyện. Thông thường, tôi nặn một con mất khoảng 7-8 phút”, người chủ 37 tuổi vừa trò chuyện với phóng viên vừa tỉ mỉ chỉnh lại bánh.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Những ổ bánh mì đẹp mắt được ra lò sau nhiều công đoạn khác nhau.

Anh Phước có thể tạo hình hơn 10 mẫu thú như rồng, nhện, rùa, cua… Tuy vậy, anh chỉ chọn những mẫu khách yêu thích để bán. Mỗi con đều có những điểm độc đáo khác nhau nhưng mẫu bán chạy nhất vẫn là cá sấu và ngựa. Đây cũng là 2 hình khó làm nhất vì phải cắt ghép bột, bỏ công nhiều hơn.

Khi tạo hình xong, bột được đem ủ thêm một tiếng. Từ bước đầu tiên đến lúc ra thành phẩm tốn gần 2 tiếng rồi đem nướng thêm 15 phút ở nhiệt độ cao.

“Với nghề làm bánh, thời gian nướng là hồi hộp nhất. Vì lúc làm thì tưởng đẹp nhưng nướng xong không ra được hình như mình muốn, phải mất thời gian chỉnh sửa lại”, anh Phước nói thêm.

Với bánh mì hình thú, khi hoàn thiện bánh sẽ có ruột mềm nhưng những bộ phận khác như chân, râu lúc nào cũng giòn hơn hoặc dễ bị cứng nếu nướng quá lửa.

Bánh mì hình thú độc lạ

Công việc làm bánh của anh Phước bắt đầu từ tối muộn đến sáng sớm để kịp giờ đi bán. Buổi sáng, anh Phước làm khoảng 1.500 ổ bánh mì nhỏ. Tầm 2-3h chiều, anh tiếp tục nướng các loại bánh to, có giá từ 25.000-70.000 đồng tùy mẫu.

“Khách quen của tôi đa số là công nhân, học sinh nên tôi chỉ bán với giá phải chăng để ai cũng mua được. Họ cũng thích bánh mì của tôi lắm, chiều nào cũng ra mua ủng hộ. Có người mua về làm quà cho con cháu”, ông chủ lò bánh tâm sự.

{keywords}
Anh Phước thường bán ở những khu vực gần nhà.

Bánh mì hình thú được nhiều người chú ý khi anh tham gia chương trình Thách thức danh hài mùa 3 (năm 2016). Trong tiểu phẩm của mình, anh Phước khiến 2 giám khảo Trường Giang và Trấn Thành ấn tượng trước phong cách bán bánh mì duyên dáng, gần gũi.

“Đó là lần đầu tiên tôi mang bánh mì hình thú lên sân khấu. Sau chương trình, bánh mì của tôi được nhiều người biết đến. Có hôm ra chợ bán có người nhận ra, họ lại xin chụp hình chung. Dù không có giải gì hết nhưng đó cũng là kỷ niệm đáng nhớ nhất từ lúc vào nghề”, anh Phước chia sẻ.

{keywords}
 
{keywords}
Bánh mì của anh Phước được cả trẻ em lẫn người lớn yêu thích.

Minh Thư (23 tuổi, quận Bình Tân) thường ghé mua bánh mì của anh Phước trên đường đi làm về. 2 mẫu yêu thích nhất của Thư là hình cá sấu và rùa. Thư nói ruột bánh vốn đã mềm và thơm mùi bơ nên chỉ cần chấm với một chút sữa đặc là ngon.

“Chiều nào mình cũng thấy anh chủ bán ở đây. Nhiều khi mình ra muộn là hết bánh. Mọi người mua đông lắm, nhất là vào khoảng 5h hơn”, Thư cho hay.

Dù không phải là fan bánh mì, mỗi lần ghé qua, Huỳnh Trang (25 tuổi, quận Bình Tân) vẫn mua ít nhất 5 ổ vì thích hình thù lạ, độc đáo.

“Lâu lâu mới qua mua thôi, mỗi lần ghé là thấy anh Phước nặn thêm nhiều con mới như nhện, rắn, dế… Mình hay mua về cho mấy đứa em ở nhà ăn cùng. Thấy lạ lạ nên tụi nhỏ khoái lắm”, Trang nói.

(Theo Zing)